Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

Cách xừ trí khi có triệu chứng tăng hoặc giảm đường huyết

Tăng đường huyết đề cập đến lượng đường (glucose) trong máu cao có thể xảy ra do dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể, có thể do bạn bị tiểu đường  không phụ thuộc insulin hoặc phụ thuộc insulin. Việc nắm bắt và xử trí ban đầu các triệu chứng của tăng đường huyết và hạ đường huyết là một phần kỹ năng quan trọng đối với mọi người.
Cả hai mức độ đường trong máu cao và thấp sẽ gây ra các triệu chứng nhất định. Chỉ cần bằng cách hiểu biết đầy đủ về những triệu chứng này, bạn có thể bước đầu biết được lượng đường trong máu thực sự thấp hoặc cao.

Các triệu chứng của tăng đường huyết (hyperglycemia)
Triệu chứng sớm: Quá khát nước; rối loạn tập trung; nhức đầu nặng; đái tháo thường xuyên; mờ mắt; giảm cân; mệt mỏi mạn tính; lượng đường trong máu cao hơn 180mg/dL; rối loạn tầm nhìn.
Triệu chứng nặng: Nhiễm khuẩn da và niệu đạo; chậm lành vết thương và vết cắt; tổn thương thần kinh; mất lông ở chi dưới; tổn thương mạch máu, mắt hoặc thận; có các rối loạn dạ dày, đường ruột.
Điều quan trọng là phải đến ngay bác sĩ để điều trị tăng đường huyết, nếu không can thiệp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm ceton và nhiễm toan ceton do tiểu đường. Cả hai rối loạn vừa nêu có thể gây ra các triệu chứng nhất định, cụ thể như sau:
Cần sự tư vấn của bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy ốm và không ăn uống được; lượng đường trong máu cao trên mức 240mg/dL và có những triệu chứng của nhiễm toan ceton; nhất là khi bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, bị sốt mà không hết sau 24 giờ.
cach-xu-tri-khi-tang-ha-duong-mau-1Các triệu chứng của tăng đường huyết
Các triệu chứng của hạ đường huyết (hypoglycemia)
Thay đổi năng lượng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tăng đường huyết và hạ đường huyết. Trong hạ đường huyết, nồng độ đường trong máu quá thấp, vì vậy bạn sẽ bị mệt và đi kèm các triệu chứng khác.

Triệu chứng sớm: da nhợt nhạt; mệt mỏi, tim đập nhanh; lo âu; run rẩy; cáu gắt; đói; cảm giác ngứa ran xung quanh miệng.
Triệu chứng nặng: động kinh; nhìn mờ, rối loạn thị giác; mất ý thức; hành vi bất thường hay nhầm lẫn.
Bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nếu thấy triệu chứng của hạ đường huyết mà không có bệnh iều đường; hoặc khi có bệnh tiểu đường và các triệu chứng hạ đường huyết của bạn không cải thiện với điều trị. Tránh để tới lúc bệnh nặng làm mất ý thức và có những hành vi bất thường.

Xử trí thế nào?
Kiến thức về các triệu chứng cơ bản của tăng đường huyết và hạ đường huyết sẽ giúp bạn tìm hướng điều trị một cách kịp thời. Dưới đây là một số lựa chọn điều trị phổ biến nhất cho cả hai tình trạng:
Điều trị tăngđường huyết
Hãy cố gắng thử một số biện pháp khắc phục để giữ cho mọi thứ trong tầm kiểm soát, nhưng tăng đường máu nghiêm trọng đòi hỏi phải can thiệp y tế khẩn cấp.
Chữa trị tại nhà: Có lối sống năng động và tập thể dục thường xuyên để kiểm soát đường huyết. Đừng tập thể dục trong trường hợp có ceton trong nước  tiểu. Tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ điều trị. Luôn luôn tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để kiểm soát bệnh tiểu đường. Tránh các đồ uống có đường và ăn ít hơn để có được kết quả tốt. Theo dõi nồng độ đường trong máu và kiểm tra thường xuyên để đối phó với tình trạng tăng đường huyết. Trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh liều insulin và các thuốc điều trị bệnh tiểu đường để kiểm soát các triệu chứng.
Cần điều trị khẩn cấp trong trường hợp gặp bất kỳ triệu chứng của Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm ceton và nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường
Điều trị hạđường huyết
Chúng ta đã biết những triệu chứng của tăng đường huyết và hạ đường huyết Vì vậy, khi các triệu chứng của hạ đường huyết xảy ra, hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn đúng cách và sử dụng máy đo đường huyết cho kết quả nhanh. Nếu đường trong máu là quá thấp, bạn hảy uống một cái gì đó có chứa carbonhydrate hoặc đường. Ăn các loại thực phẩm có thể giúp đẩy lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. Ví dụ vài cây kẹo cứng; nước ép trái cây hoặc soda thường; một muỗng canh đường hoặc mật ong…
Nếu bạn có triệu chứng tái phát của hạ đường huyết thì bạn nên mang theo thực phẩm chứa đường đi kèm ở bất cứ nơi nào bạn đi để ăn khi gặp tình trạng hạ đường huyết. Chắc chắn hơn có thể kiểm tra lượng đường trong máu khoảng 15 phút sau khi ăn bổ sung đường.
Trường hợp điều trị khó khăn tình trạng hạ đưởng huyết: Ngay cả sau khi điều chỉnh bằng thuốc, nhiều người vẫn có thể gặp thường xuyên và nghiêm trọng tình trạng hạ đường huyết. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa một loại hormon gọi là glucagon (có sẵn trong một bộ ống tiêm khẩn cấp theo toa bác sĩ) giúp đường rong máu tăng lên. Nhưng nếu không thấy hiệu ứng sau 15 phút tiêm thìcần tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức.
Theo TS.BS. Lê Thanh Hải/Suckhoedoisong