Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

13 sai lầm "tàn phá" sức khỏe nên tránh trước khi đi ngủ



Trong thuật dưỡng sinh, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng trước khi đi ngủ, chúng ta có thể bỏ qua một số chi tiết và gây nên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí có thể khiến tuổi thọ bị suy giảm.

1. Mang đeo đồng hồ


6 luu y 3 [1]
(Ảnh: yeahyourewelcome)

Có người thích đeo đồng hồ khi ngủ, điều này không những làm tuổi thọ của đồng hồ giảm đi, mà còn làm giảm tuổi thọ của con người. Bởi vì, trong đồng hồ, nhất là đồng hồ dạ quang có phóng xạ ra chất radium, mặc dù lượng phóng xạ ra không nhiều nhưng trong một thời gian dài nó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

2. Mang răng giả khi ngủ


6 luu y 5 [2]
(Ảnh: ranghammat)

Một số người không có răng nên phải đeo răng giả trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, khi đi ngủ những người này thường không tháo răng ra mà vẫn để nguyên trong miệng. Làm như vậy là vô cùng không tốt cho sức khỏe. Bởi vì trong lúc ngủ, có khi vô ý mà nuốt vào họng, gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
Vì vậy, những người đeo răng giả nên tháo bỏ và rửa sạch sẽ hàm răng trước khi đi ngủ, vừa tốt cho khoang miệng lại vừa an toàn.

3. Mặc áo nịt ngực khi đi ngủ


6 luu y 6 copy [3]
(Ảnh: axka)

Khảo sát của các bác sĩ tại bệnh viện văn minh Hawaii thời gian vừa qua cho rằng, mặc áo nịt ngực quá 12 giờ một ngày sẽ tăng nguy cơ ung thư vú cao hơn 20 lần so với những người mang trong thời gian ngắn hoặc không mang. Lý do đưa ra là vì nó ngăn cản quá trình đào thải độc tố tích lũy trong các mô mỡ tại vú… Vấn đề này vẫn đang còn tranh cãi, nhưng một điều khẳng định là không nên dùng loại áo chật quá, và nên tháo khi đi ngủ để cơ thể thoái mái trong giấc ngủ.

4. Mang theo các thiết bị điện tử khi ngủ


6 luu y 7 [4]
(Ảnh: khoef)

Một chuyên gia của Mỹ là James Cook có lưu ý rằng khi ngủ gần các thiết bị như tivi, tủ lạnh hay điện thoại di động, rất nhiều các loại sóng mà thiết bị này phát ra tạo nên ảnh hưởng đến hệ thần kinh và rối loạn chức năng sinh lý. Mặc dù lượng sóng phát ra ít nhưng không thể không đề phòng.
Một số người còn có thói quen chơi điện tử ngay trên giường cho đến lúc mệt rồi mới đi ngủ, thậm chí lúc đó còn để điện thoại bên cạnh đầu mà chìm vào giấc ngủ. Hành động này sẽ khiến cho lượng phóng xạ sóng điện từ của máy điện thoại gây nên ảnh hường không tốt đến sức khỏe.

5. Giữ nguyên trang điểm khi đi ngủ


6 luu y 8 [5]
(Ảnh: phununet)

Vì lý do nào đó mà một số người giữ nguyên trang điểm khi đi ngủ. Kỳ thực điều này sẽ khiến cho lỗ chân lông bị bế tắc, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết mồ hôi, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của tế bào. Nếu làm vậy trong thời gian dài thì còn có thể gây nên hiện tượng mụn và làm tổn hại đến nhan sắc. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên tháo bỏ nữ trang để cơ thể thoái mái tự nhiên trong giấc ngủ.
Vì thế trước khi đi ngủ nên tháo bỏ nữ trang, cùng lúc đó cũng làm thao tác tẩy trang đối với gương mặt. Thao tác này giúp cho da hô hấp được tốt nhất. Chỉ nên để làn da sạch và không có vật ngăn cản, như vậy mới giúp cơ thể có giấc ngủ tốt.

6. Tức giận trước khi ngủ


(Ảnh: Getty) [6]
(Ảnh: Getty)

Trước khi ngủ bực tức hay nổi nóng, sẽ khiến cho tim đập nhanh hơn, hơi thở dồn dập, tư tưởng nặng nề, sẽ khó đi vào giấc ngủ. Muốn ngủ ngon giấc, bạn nên giảm cường độ hoạt động của thân thể mình vào cuối ngày, đồng thời cũng cần cho tâm tình của mình dịu lắng lại. Tức giận không chỉ làm cho bạn mất ngủ, mà còn thúc đẩy lão hóa và bệnh tật, giảm tuổi thọ nữa.

7. Ăn no trước khi ngủ

che-do-an-kieng-khoa-hoc-giam-can-nhanh-trong-1-tuan-1 [7]
Trước khi ngủ mà ăn quá no, dạ dày cần thêm nhiều thời gian để tiêu hóa, dạ dày có đầy thức ăn sẽ không ngừng kích thích nên đại não, đại não sẽ trở nên hưng phấn, như vậy ban sẽ khó mà ngon giấc. Đặc biệt nếu đó là bữa ăn quá khuya thì vòng bụng của bạn sẽ nhanh chóng phình ra nhất.

8. Nằm ngủ quay mặt vào nhau


(Ảnh: Getty Images) [8]
(Ảnh: Getty Images)

Một số cặp vợ chồng hoặc con cái… thường xuyên áp dụng tư thế này, vì họ cho rằng tư thế này sẽ giúp họ gần gũi với nhau hơn. Tuy nhiên trong quá trình ngủ, cơ thể chúng ta sẽ thải khí cacbonic. Nhưng tư thế này sẽ khiến chúng ta hít khí cacbonic của nhau, gây nên tình trạng thiếu oxy, gây mệt mỏi, nhức đầu hay mộng du trong khi ngủ… Nếu phòng ngủ vừa kín mít lại chật chội thì bạn càng có nguy cơ bị mệt mỏi hơn.

9. Xem ti vi rồi chìm vào giấc ngủ


(Ảnh: Shutterstock) [9]
(Ảnh: Shutterstock)

Việc nằm trong phòng xem ti vi rồi ngủ thiếp đi dường như là rất đỗi tự nhiên, vì thế rất nhiều người nằm trên giường bật ti vi xem hy vọng nhằm giúp cho bản thân có thể ngủ được. Tuy nhiên nếu chúng ta làm như vậy, không lâu sau đó chúng ta sẽ tỉnh giấc vì những ánh sáng và âm thanh phát ra từ đó.
Điều này sẽ tạo ra một thói quen không tốt khiến cho chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho rằng các loại song phát ra từ thiết bị điện tử không tốt cho não, do đó đều khuyến cáo là không nên bật chúng và để trong phòng, nhất là phòng ngủ.

10. Khi nằm luôn kê tay dưới đầu

Trước khi ngủ hai tay đặt ở đầu rồi nằm đè lên, ngoài việc ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu và tê đau hai tay ra, còn khiến hạn chế lưu thông máu lên não làm cho giấc ngủ không sâu, ngủ không ngon và mệt mỏi khi thức dậy…

11. Ngủ không theo giờ giấc


Thức khuya gây nhiều ảnh hưởng xấu [10]
Thức khuya gây nhiều ảnh hưởng xấu

Đối với phụ nữ nói chung, phương pháp làm giảm mệt mỏi hiệu quả nhất là ngủ. Nếu như một thời gian dài không ngủ đúng giờ, sẽ dẫn đến chất lượng giấc ngủ không tốt qua đó mà tăng nhanh sự suy giảm của các tế bào não bộ, có thể sẽ khiến trí óc của bị không còn nhạy bén như trước đấy!

12. Ngủ ngồi trên ghế


(Ảnh: Internet) [11]
(Ảnh: Internet)

Nhiều người bận rộn công việc thường xuyên áp dụng tư thế ngủ này. Sau khi về nhà thấy mệt mỏi, ăn cơm no xong liền ngồi lên ghế sofa rồi ngủ gà ngủ gật. Tư thế này làm cho cột sống bị cong, gây đau nhức vai, gáy, đau lưng, chóng mặt, căng cơ do các dây thần kinh bị chèn áp làm cho máu không lưu thông được. Chất lượng giấc ngủ kiểu này cũng kém, nếu cứ theo tư thế này về lâu dài sẽ gây ra nhiều bệnh về xương, về khớp, về cơ.

13. Đầu tóc ẩm ướt khi ngủ


luu y 9 [12]
(Ảnh: mywow)

Theo Tây y cho biết, khi đầu tóc còn ướt đã đi ngủ thường gây nên hiện tượng váng đầu và buồn nôn.
Có người có thói quen gội đầu trước khi đi ngủ, nhưng nếu không lau khô tóc, sẽ làm cho một lượng lớn nước ngưng lại ở da đầu. Nhất là vào mùa đông, ban đêm nhiệt độ xuống thấp, tóc chưa khô đã lên giường ngủ sẽ rất dễ gây nên bệnh. Ngoài ra, nếu ngủ trong khi đầu bị ướt, đến nửa đêm sẽ cảm giác thấy da đầu bị tê bì, kèm thêm nhiều nỗi khổ khác nữa.
Sáng sớm thức giấc người này sẽ cảm thấy đau đầu mà không biết nguyên nhân, nghiêm trọng hơn, nó còn dẫn đến buồn nôn. Cứ kéo dài như vậy trong một thời gian dài sẽ gây nên viêm da đầu.
Trung y cho biết: Khi đi ngủ mà tóc còn ướt sẽ dễ gây nên cảm mạo.
Trong một ngày, thời đểm nửa đêm là dương khí yếu nhất. Một người cả ngày làm việc vất vả thì rất dễ dàng thấy mệt mỏi vào nửa đêm, dưỡng khí bảo vệ cơ thể hạ thấp làm cho sức chống lại phong hàn suy giảm.

luu y 12 [13]
(Ảnh: bell-wellness)

Vì thế nếu gội đầu nước nóng trước khi ngủ sẽ kích thích các tĩnh mạch trên da đầu, cộng thêm sự tác động của thời tiết bên ngoài, khí ấm của cơ thể yếu, gặp lạnh liền dừng lại nên dễ khiến cơ thể bị cảm lạnh. Vì thế làm cho sức phản xạ trong các mao mạnh hô hấp co rút lại, lượng máu lưu thông giảm, sức kháng cự các bệnh viêm nhiễm thông qua đường hô hấp giảm xuống.
Sức kháng cự các virus lây lan yếu đi. Các vi khuẩn lây bệnh nhân cơ hội này mà xâm nhập cơ thể gây nên hiện tượng bệnh như cảm mạo, chảy nước mắt, nghẹt mũi, đau đầu thậm chí có thể bị sốt. Cho nên khi tóc còn ướt đã đi ngủ lại càng dễ gây nên bệnh cảm mạo.

13 lưu ý trước khi đi ngủ, mọi người đều nên cân nhắc. Dưỡng sinh đôi khi bắt đầu từ những chi tiết nhỏ. Nếu bạn đang có một trong các thói quen này thì hãy tìm cách thay đổi. Như vậy sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ và giảm trừ những mối nguy hại cho cơ thể.

Theo Letu.lifeSan San biên dịch (DaiKyNguyen 23/4/2016)