Trước khi đi bộ, người cao tuổi cần khởi động kỹ và lắng nghe cơ thể trong suốt quá trình luyện tập. Việc người cao tuổi đi bộ bao lâu, cường độ như thế nào phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Đi bộ có tác dụng gì cho người cao tuổi?
Đi bộ là hình thức tập luyện được nhiều người cao tuổi lựa chọn vì dễ dàng thực hiện và an toàn. Bên cạnh đó, việc đi bộ thường xuyên còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Khi đi bộ, lưu lượng máu sẽ được vận chuyển đi khắp cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất cũng như bảo vệ hệ thống tim mạch. Từ đó, người cao tuổi sẽ kiểm soát được huyết áp ổn định, hạn chế được tình trạng đột quỵ.
- Kiểm soát được cân nặng
- Hạn chế nguy cơ bị loãng xương và nguy cơ mắc viêm xương khớp, tăng cường mật độ xương
- Cải thiện sức khỏe tinh thần: Đi bộ ngoài trời trò chuyện cùng mọi người là cách để người già giảm căng thẳng, stress từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn lo âu, trầm cảm…
- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, ung thư nói chung, cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, cải thiện sự cân bằng.
Người cao tuổi nên đi bộ bao lâu mỗi ngày?
Nhiều người thường thắc mắc, ngày nào cũng đi bộ có sao không? Với người già, người cao tuổi các khuyến cáo được đưa ra là nên đi bộ khoảng 30 phút/ngày với cường độ trung bình hoặc thấp. Do vậy, nếu đi bộ với cường độ thấp hoặc trung bình khoảng 30 ngày/phút là điều hợp lý.
- Nếu người cao tuổi lựa chọn đi bộ với mục đích cải thiện sức khỏe, nâng cao thể trạng hoặc là cách để duy trì vận động thì đi bộ 30 phút mỗi ngày với cường độ trung bình hoặc nhẹ là hợp lý.
- Còn trong trường hợp người cao tuổi chọn đi bộ là môn thể dục để tập luyện với cường độ mạnh hoặc thời gian lâu hơn thì cần có 1 ngày trong tuần để nghỉ ngơi hoặc lựa chọn một môn thể thao khác để thay thế, thư giãn như: đạp xe, bơi, yoga…
- Nếu sức khỏe cho phép, người cao tuổi có thể lựa chọn những hình thức đi bộ như: đi bộ leo dốc, leo cầu thang, đi bộ nhanh… để duy trì tập luyện mỗi ngày.
- Với những trường hợp không thể đi bộ 30 phút mỗi ngày hoặc không thể đảm bảo đủ thời gian tập luyện trong ngày thì có thể duy trì những lần đi bộ ngắn.
Tóm lại người già, người cao tuổi nên cố gắng duy trì ít nhất mỗi tuần 3 buổi để mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người cao tuổi nên lắng nghe cơ thể để biết bản thân phù hợp với bộ môn nào, cường độ tập luyện ra sao. Việc tập luyện quá sức có thể gây phản tác dụng.
Bên cạnh đó, người cao tuổi là đối tượng dễ mắc các bệnh lý mạn tính. Do vậy, trước khi đi bộ hay tập luyện bất kỳ môn thể thao nào, người cao tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tìm ra cường độ vận động, thời gian tập luyện phù hợp nhất với bản thân cũng như đảm bảo hiệu quả. Nhất là những trường hợp cần thận trọng như người mắc các bệnh lý về tim mạch hoặc người đang gặp chấn thương, người mắc các bệnh lý về xương khớp… thì không nên ngày nào cũng đi bộ.
Một số lưu ý cho người cao tuổi để đi bộ hiệu quả:
- Thời điểm khuyến cáo để đi bộ là các khung giờ: 5 - 7 giờ sáng, 15 -17 giờ chiều và 18 - 20 giờ tối.
- Lựa chọn giày, trang phục phù hợp, thoải mái, vào mùa đông cần giữ đủ ấm cho cơ thể.
- Không ăn quá no trước khi đi bộ, nên ăn nhẹ khoảng 1 giờ trước khi đi.
- Không đi bộ quá khuya, nên đi trước 21 giờ.
- Khởi động kỹ trước khi đi và duy trì tư thế đúng để đạt hiệu quả tốt nhất
Suc khoe & Doi song