Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

Tác dụng của lượng đường trong máu lên sức khỏe

Dịch từ: "9 Secret Effects Your Blood Sugar Has on Your Health, Say Doctors-Leslie Finlay, -Oct. 17, 2023"

drop of blood on finger from testing blood sugar

Một tỷ lệ đáng kể người Mỹ có lượng đường trong máu không ổn định , có thể gây ra các bệnh như bệnh tiểu đường và bệnh tim. Dưới đây là những cách cơ thể của bạn cố gắng báo hiệu rằng lượng đường trong máu của bạn có vấn đề.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American College of Cardiology ước tính là có 63% người Mỹ có lượng đường trong máu không bình thường — tăng từ khoảng 40% vào năm 2010. Xu hướng xấu đi nhanh chóng này báo hiệu một tin xấu cho quá trình trao đổi chất nói chung trong cơ thể chúng ta-- thước đo yếu tố nguy cơ một người có thể mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Bác sĩ Laura Purdy – chuyên gia về  y học gia đình -- giải thích: “Các tế bào của trong cơ thể chúng ta  phụ thuộc vào nguồn đường làm nguồn năng lượng chính cho các quá trình hoạt động của cơ thể”. Đây là một sự cân bằng tinh tế. Quá nhiều đường có thể làm các hệ thống trong cơ thể chúng ta làm việc quá sức, dẫn đến sự tổn thương của tế bào, thần kinh và cơ quan. Trong khi đó quá ít đường lại làm cho cơ thể bạn không thể cung cấp đủ năng lượng cho các chức năng bình thường. Trong cả hai trường hợp, lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ khiến sinh lý của bạn bị căng thẳng nghiêm trọng — và nếu căng thẳng đó kéo dài, nó sẽ có thể góp phần vào sự phát triển bệnh mãn tính theo thời gian.

Đó là lý do tại sao các bác sĩ cho rằng điều quan trọng là bạn phải nhận biết các dấu hiệu của lượng đường trong máu cao hoặc  thấp — và nếu các triệu chứng kéo dài thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để được đánh giá cá nhân. Bác sĩ Purdy nói: “Việc theo dõi thường xuyên, các lựa chọn điều trị và điều chỉnh lối sống đều có thể góp phần duy trì mức độ ổn định của lương đường trong máu , hỗ trợ sức khỏe và tinh thần tổng thể của bạn”. Những gì tốt nhất đối  với bạn nhất có thể phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể bạn.

Diabetes doing blood glucose measurement

Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào

Bác sĩ gia đình Eric Tam tại  California, giải thích: “Khi lượng đường trong máu của bạn tăng quá cao, cơ thể bạn sẽ hoạt động để loại bỏ lượng đường dư thừa — và điều này có thể dẫn đến một loạt triệu chứng. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) thì về lâu dài điều này có thể dẫn đến bệnh tim, bệnh thận, tổn thương thần kinh và các vấn đề về thị lực.

Bác sĩ nội tiết Kajal Shah tại  Texas cho biết “Nói chung, bạn có thể hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách ăn theo một chế độ  cân bằng, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên,

1.Phải đi tiểu nhiều hơn

A person flushing a toilet on a washroom.

Theo bác sĩ Tâm ,khi lượng đường trong máu của bạn cao, thận sẽ cố gắng loại bỏ glucose bằng cách bài tiết nó qua nước tiểu. Cơ thể bạn sẽ phải rút thêm nước từ các mô để loại bỏ lượng đường dư thừa. Quá trình điều chỉnh này gây ra một số tác dụng phụ: bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn, cảm thấy khát nước, da và miệng có thể cảm thấy khô hơn.

2. Nhiễm trùng nhiều hơn

 Children, accident and plaster with a band aid on the knee of boy with an injury, wound or pain. Kids, cut and heal with the hands of a male child outside with a scrape, bruise or injured anatomy

Bác sĩ Tâm cho biết: “Lượng đường trong máu tăng tạo môi trường tối ưu cho vi khuẩn và các mầm bệnh khác phát triển. Đó là lý do tại sao lượng đường trong máu cao liên tục có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men và nhiễm trùng da.

Bác sĩ Purdy cho biết thêm, những người có lượng đường trong máu cao cũng có những vết thương chậm lành hơn bình thường.

3. Nhìn mờ

Asian senior fatigue man taking off glasses during using smartphone

Theo Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia (NIDDK), khi cơ thể bạn hút nước từ các mô để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, nồng độ chất lỏng có thể thay đổi trong mắt bạn. Điều này có thể làm cho mô bị sung khiến cho mắt khó tập trung hơn và làm mờ tầm nhìn.

4. Mệt mỏi

 Woman with high fever at home.

Bác sĩ Tâm cho biết là thờ ơ, mệt mỏi và khó chịu là một số triệu chứng phổ biến nhất của lượng đường trong máu cao. Lượng đường dư thừa trong máu sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, do đó các tế bào trên toàn cơ thể có thể không nhận được oxy và năng lượng cần thiết - khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.

Tình trạng mất nước và viêm do lượng đường trong máu cao cũng có thể góp phần gây ra mệt mỏi.

5. Khó suy nghĩ rõ ràng

Woman sketching a business plan at a creative office

Theo bác sĩ tiết niệu Linda Khosaba tại Scottsdale, AZ. thì lượng đường trong máu cao cũng có thể dẫn đến những thay đổi sinh lý trong não, làm tăng sự lo lắng và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, dẫn đến khó suy nghĩ rõ ràng, trí nhớ kém, tốc độ nhận thức chậm hơn và thiếu tập trung.

Monitoring the levels of glucose in blood using smart phone technology and electrode.

Lượng đường trong máu thấp ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào

Bác sĩ Tâm cho biết: “Có lượng đường trong máu thấp thực sự nguy hiểm hơn so với lượng đường trong máu tăng cao. “Khi lượng đường trong máu của chúng ta trở nên quá thấp, não và các cơ quan thiết yếu khác sẽ không nhận được nhiên liệu và năng lượng cần thiết.” Và lượng đường trong máu thấp không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Nếu lượng đường trong máu thường xuyên ở mức thấp, cơ thể bạn có thể thích ứng và làm quen với nó - tạo ra một tình huống nguy hiểm tiềm ẩn.

Bác sĩ  Shah giải thích rằng lượng đường trong máu thấp thường gặp nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nó thường xảy ra do các loại thuốc làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể và sự khiếm khuyết trong việc điều hòa các hormone giúp ngăn ngừa hạ đường huyết.” Nhưng ăn ít, bỏ bữa và một số bệnh trạng cũng có thể làm cho lượng đường trong máu xuốngthấp.

Theo bác sĩ Shah thỉ việc lượng đường trong máu của bạn xuống thấp có thể được kiểm soát bằng cách ăn theo chế độ cân bằng, ăn những bữa ăn nhỏ cách đều  nhau và hạn chế tiêu thụ quá nhiều carbohydrate”. “Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ bị hạ đường huyết có thể được tránh  bớt bằng cách kiểm tra lượng đường huyết ở đầu ngón tay đều đặn, đặc biệt là trước bữa ăn và trước giờ đi ngủ.”

Bệnh đường huyết là gì? Cách kiểm đường huyết hiệu quả nhất

 

1. Sương mù não

Worried young business woman at corridor office

Bác sĩ Tâm cho biết: “Bộ não cực kỳ nhạy cảm với lượng đường trong máu thấp và khi không nhận được nhiên liệu cần thiết, bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng lú lẫn, mờ mắt, nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng”.

2. Nhịp tim nhanh

hands holding chest and feeling feeling rapid heartbeat

Bác sĩ Tâm cho biết lượng đường trong máu thấp cũng gây ra" phản ứng căng thẳng chống lại hoặc bỏ chạy" của cơ thể. Các hormone như epinephrine được giải phóng, gây ra các triệu chứng như nhịp tim nhanh hoặc không đều, run rẩy, và đổ mồ hôi. (Mặc dù nếu lượng đường trong máu thấp xảy ra quá thường xuyên, cơ thể bạn có thể ngừng giải phóng những hormone này — một tình huống được gọi là “không nhận thức được tình trạng hạ đường huyết”.

3. Lo lắng

A person suffering from depression

Các hormone chiến đấu hoặc bỏ chạy được tiết ra trong cơ thể bạn cũng có thể góp phần gây ra cảm giác hồi hộp, bồn chồn và lo lắng. Bác sĩ Purdy cho biết bạn có thể cảm thấy tâm trạng thất thường, khó chịu, suy nhược và buồn ngủ.

Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể xảy ra mất ý thức hoặc co giật, cần được điều trị y tế cấp thời

4. Vấn đề về giấc ngủ

Depressed man suffering from insomnia lying in bed

Lượng đường trong máu thấp cũng có thể cản trở giấc ngủ của bạn. Lượng đường trong máu thấp qua đêm có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ - vì vậy bạn cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh sau khi thức dậy - cũng như gây ra ác mộng và đổ mồ hôi nhiều.

NBNtintuccaonien