Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường thường chỉ tuân thủ điều trị trong thời gian đầu. Sau đó, khi thấy sức khoẻ ổn bệnh thân thường bỏ điều trị dẫn tới biến chứng.

Gặp biến chứng mới thấy sợ

Gần đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM  đã tiếp nhận điều trị cho ông M.V.H. 65 tuổi, vả đã chẩn đoán lả ông ấy bị bệnh tiểu đường hơn 1 năm. Khoảng 3 tháng nay, ông H. bỏ tái khám và tự ý sử dụng một loại thuốc không rõ nguồn gốc. Ông cũng không theo dõi đường huyết liên tục theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khoảng 2 tuần sử dụng thuốc không theo đơn của bác sĩ, ông H. thường cảm thấy mệt mỏi, khát nước, mắt nhìn mờ.

Tại Phòng khám Nội tiết bác sĩ đánh giá đường huyết của ông H. tăng rất cao kèm theo biến chứng mắt và thận. Ông H. phải nhập viện để kiểm soát đường huyết tích cực đồng thời điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt. Sau khi đường huyết ổn định, ông được xuất viện và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị của bác sĩ.

Bệnh tiều đường là một bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết trong máu. Cơ chế của tiễu đường là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, việc chăm sóc người bệnh tiểu đường đúng cách sẽ góp phần kiểm soát được đường huyết hiệu quả, giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng, đồng thời động viên, giúp người bệnh tích cực hơn khi chung sống với bệnh.


Để chăm sóc người bệnh tiểu đường đúng cách, người bệnh và người nhà người bệnh cần lưu ý các yếu tố quan trọng như: tiêm insulin đúng cách trong trường hợp có chỉ định; tự theo dõi đường huyết tại nhà; phòng ngừa, xử trí những cơn hạ đường huyết; chăm sóc bàn chân đồng thời có chế độ ăn hợp lý, lựa chọn những thực phẩm phù hợp, cân đối; tập luyện thể lực phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh để đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhất.


Trong trường hợp người bệnh cần sử dụng insulin, người bệnh cần có máy đo thử đường huyết tại nhà và đo đường huyết thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ. Những thông số trong giai đoạn điều chỉnh liều insulin bằng cách tự thử đường huyết tại nhà rất quan trọng, giúp bác sĩ có thể điều chỉnh insulin một cách tối ưu nhất.


 

 

 

 

 

 

 

 

Khi tiêm insulin, người bệnh thực hiện đúng kỹ thuật tiêm, chế độ ăn và cách xử trí, phòng ngừa các cơn hạ đường huyết có thể xảy ra. Đây là biến chứng khá nguy hiểm bởi vì nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tổn thương não không hồi phục, hoặc gây nhiều biến chứng khác như sa sút trí tuệ, gây các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim.

Vai trò của người nhà người bệnh trong việc chăm sóc người bệnh tiểu đường rất quan trọng. Người nhà là nguồn động viên tinh thần, hỗ trợ người bệnh lập kế hoạch ăn uống, tập luyện, theo dõi, tái khám thường xuyên.

Người nhà và người bệnh cần tìm hiểu những kiến thức đúng về tiểu đường, tìm hiểu về chế độ ăn, chế độ vận động tập luyện, cách đo và kiểm soát đường huyết, cách tiêm insulin… để hỗ trợ người bệnh, giúp người bệnh lạc quan hơn trong quá trình điều trị.

Sai lầm thường gặp ở người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường thường phạm những sai lầm au đây  trong quá trình điều trị như:

- Không tuân thủ chế độ dinh dưỡng;

- Không sử dụng thuốc đều đặn;

- Không tái khám định kỳ, thậm chí tự ý sử dụng các loại thuốc thuốc gia truyền, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc…

- Kiêng ăn quá mức hoặc sử dụng các nhiều các loại thực phẩm không phù hợp dẫn đến đường huyết tăng cao. Điều này dẫn đến đến biến chứng tăng đường huyết cấp tính, suy gan hoặc suy thận.

Do đó, cần tránh những sai lầm trong quá trình chăm sóc người bệnh, tuân thủ nghiêm các chỉ định về điều trị bằng thuốc của bác sĩ.

Người bệnh và người nhà cần nắm rõ mục tiêu điều trị tiểu đường là kiểm soát đường huyết ở mức ổn định để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra, bao gồm: kiểm soát đường huyết lúc đói, kiểm soát đường huyết sau ăn và có giá trị HbA1c trong 3 tháng ở mức bình thường.

 

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn phù hợp, cân đối. Nguyên tắc chung là ăn đủ 3 bữa/ngày, ăn đúng giờ, tránh trễ bữa hay bỏ bữa; không kiêng khem quá mức, kiểm soát chất dinh dưỡng trong bữa ăn, bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường có chỉ số đường huyết thấp.

 


Việc tập luyện thể lực thường xuyên, phù hợp với cơ thể và tình trạng bệnh lý người bệnh cũng là một yếu tố quan trọng. Người bệnh cần duy trì tập luyện 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.

Lưu ý, cần tập luyện vừa sức, nếu quá gắng sức sẽ dễ gây ra những biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực. Tốt hơn hết, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và những bệnh lý đi kèm để lựa chọn được bài tập vận động phù hợp.  

 

(theo soha)