tintuccaoniencom
Ngày 06 tháng 01 năm 2012
Làm sao tránh những “khoảng khắc tuổi già”
Có thể bạn đã từng chợt quên những điều cơ bản như số điện thoại của bạn, tuổi của bạn hay tên người phối ngẫu cũa bạn. Hoăc giữa câu chuyện , đang nói được nửa chừng bạn bỗng quên không biết mình đang nói gì. Nếu như vậy bạn đã rơi vào tình trạng tạm thời mất trí nhớ hay chức năng tâm thần mà người ta gọi là “khoảng khắc tuổi già (senior moment). Với tuổi ngày một cao thì việc mất trí nhớ cũng là một hiện tượng bình thường, nhưng nhiều người vẩn lo là những “khoảng khắc tuổi già” này liệu có phải là dấu hiệu có cái gì trục trặc trong cơ thể hay không.
Điều đáng mừng là các “khoảng khắc tuổi già”—tuy đôi khi có thể đáng ngại--- nhưng thưòng ra không phải là chỉ dấu của điều gì nghiêm trọng. Các chuyên gia đồng ý là các sự mất trí nhớ tạm thời này xẩy ra nhiều hơn với tuổi cao, nhưng thường ra là do stress gây ra bởi chúng ta quá bận tậm về nhiều thứ cùng một lúc .Những nguyên nhân khác gồm có thay đổi vể hormone, dao động tâm trạng, và các chất truyển thần kinh (neurotransmitters) trong não giảm. Rất may là nghiên cứu cho thấy là các sự thay đổi nếp sống có thể giảm bớt những khoảng khẳc như trên đã làm cho bạn bực mình và lung túng.
Dưới đây là bảy cách có nhiều khả năng giảm bớt các” khoảng khắc tuổi già” cho bạn
1- Uống trà sâm
Khi chúng ta càng già thì nhiều người trong chúng ta càng lo sợ bị mắt trí nhớ. Tuy nhiên tính hay quên thường ra là do chúng ta quá bận rộn hoặc bị căng thẵng tâm thần (stressed out). Cách đơn giản nhất để chống lại tình trạng này là uống trà sâm. Sâm là một thảo mộc có thể giảm stress, tăng sức chịu đựng và sự minh mẩn trí óc. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ là người cao niên khi uống đều đặn trà sâm sẽ có khả năng tâm thẩn và trí nhớ tốt hơn
2- Tập thể dục
Thân thể có khoẻ mạnh thì trí óc mới minh mẩn. Tập thể dục đều đặn không những giúp cho giảm cân, giảm stress và cải thiện tâm trạng—mà còn giữ cho trí óc được tập trung và linh hoạt. Thể dục tim mạch duy trì nguồn chất bổ dưỡng và oxygen cho não để giúp bộ phân này hoạt động ở mức tối ưu. Nếu bạn bỏ tập từ lâu, thì lúc đầu bạn chỉ nên đi bộ 30 phút một ngày, rồi sau đó tăng dẩn sức chịu đựng bẳng cách tập luyện với cường độ vừa phải tới mạnh ít nhất vài lẩn một tuần
3- Sử dụng máy điện toán
Sử dụng đều đặn máy điện toán có thể bảo vệ chống sự suy yếu nhận thức nhẹ (mild cognitive impairment), một hội chứng chức năng của não đóng vai trò xúc tác cho nhiều “khoảng khắc tuổi già”. Một nghiên cứu cho thấy là kết hợp thể dục với sử dụng máy điện toán thì lợi ích sẽ càng rõ rệt hơn. Điều này đúng bất kỳ các người tham gia sử dụng máy điện toán nhiều hay ít, ngay cả chỉ một lẩn trong tuần.
4- Bắt não làm việc
Bạn hãy tìm cách kích thích trí óc để cho giữ cho não hoạt động. Ngoài việc đọc và viết thường xuyên, mỗi ngày bạn nên chơi những trò chơi về trí óc trên các báo chí như sudoku, ô chữ… Nói chung bạn nên luôn luôn hoạt động để bắt trí giác mình làm việc , chẳng hạn như làm vườn, hoc một ngôn ngữ mới
5- Ăn trái berries
Các trái berries chứa nhiều hoá chất thực vật mà người ta tin rẳng có thể bảo vệ cơ thể chống lại các chất gây ung thư và các gốc tự do. Đặc biệt trái blueberries rất tốt vì tăng cường sức mạnh tâm thần nhờ vào hàm lượng cao vể các chất chống oxi hoá và về chất anthocyanin có tác dụng tăng cường trí nhớ. Blueberries còn là một nguốn cung cấp các chất flavonoids , những hợp chất thiên nhiên được biết là có thể nâng cao khả năng học hỏi qua thị giác (spatial learning)
6- Đừng làm nhiều việc một lúc
Nhiều người trong chúng ta có một đời sống phức tạp và bận rộn vì vậy khó mà tránh khỏi phải ôm đồm công việc, lo liệu nhiều thứ cùng một lúc. Nhưng chính vì thế mà khả năng ghi nhớ các sự việc cũa chúng ta bị tổn thượng. Muốn có một trí nhớ thật tốt, bạn cần thu xếp để chỉ giãi quyết từng công việc một mà thôi
7- Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ làm sút kém trí nhớ một cách đáng kể . Khi các ký ức mới được tạo thành, chúng được tồn trữ trong khu nhớ ngắn hạn cũa vùng hippocampus trong não. Khi chúng ta ngủ,, một tiến trình gọi là “cũng cố trí nhờ” ( memory consolidation) xẩy ra và các ký ức lúc đó sẽ được “ dính chặt” vào não. Như vậy nếu chúng ta ngủ đủ giấc thì tiến trình trên sẽ có nhiều thời gian hơn để hoạt động
How to Avoid Senior Moments- Third Age.com- Nov 22,2011
|
AIDS ( Acquired Immunodeficiency Syndrome hay Acquired Immune Deficiency Syndrome của tiếng Anh)) còn gọi là SIDA (Syndrome d'ImmunoDéficience Acquise của tiếng Pháp) . Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hay còn gọi là bệnh liệt kháng là một hội chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng (ví dụ: lao, viêm phổi, nấm), mà người nhiễm vi-rút HIV gặp phải do hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá hủy nặng nề. Các bệnh này được gọi là các bệnh nhiễm trùng cơ hội. AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi người khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tùy theo loại bệnh nhiễm trùng cơ hội mà người đó mắc phải, và khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch mỗi người.
*Hội chứng: nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch... do một căn bệnh nào đó gây ra.
*Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
*Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng đến cuối năm 2009 sẽ có 37,2 triệu người lớn và 2,2 triệu trẻ em sống với HIV. Trong năm 2004, 4,9 triệu người đã bị nhiễm và 3,1 triệu chết vì AIDS. Từ năm 1981, AIDS đã giết 23,1 triệu người trong tổng cộng 79,9 triệu trường hợp. Ở Châu Phi, tuổi thọ đã giảm trong các thập kỷ vừa qua chỉ vì tử vong do AIDS và ung thư Kaposi, một khối u xuất hiện ở bệnh nhân AIDS, hiện nay là khối u phổ biến nhất được báo cáo ở các nước hạ Sahara.
AIDS được lưu ý lần đầu tiên ở những người đàn ông đồng tính luyến ái và những người tiêm ma tuý vào tĩnh mạch vào thập niên 1980. Sang thập niên 1990 hội chứng này đã trở thành một dịch toàn cầu và vào năm 2004 58 phần trăm người bị AIDS là phụ nữ. Mặc dù những người đồng tính luyến ái nam và những người gốc Phi tiếp tục hứng chịu tỉ lệ AIDS theo đầu người cao nhất, phần lớn nạn nhân hiện nay là những người dị tính luyến ái nam và nữ, và trẻ em, ở các nước đang phát triển.
Triệu chứng
HIV được lây truyền qua các dịch cơ thể, như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và sữa mẹ. Nó gây bệnh bằng cách gắn vào các tế bào T giúp đỡ CD4+ (còn gọi là limpho bào T4), một loại bạch cầu tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại nhiễm trùng và ung thư. Khi số lượng tế bào T CD4+ giảm, người đó dễ mắc một số bệnh mà cơ thể người khoẻ mạnh bình thường đủ sức chống lại. Các bệnh nhiễm trùng cơ hội này là nguyên nhân tử vong chính ở người mắc AIDS. HIV cũng nhiễm vào các tế bào não, gây một số rối loạn thần kinh.
Trước đây việc một người đã chuyển sang giai đoạn AIDS hay chưa được xác định dựa trên các bệnh cơ hội và các biểu hiện của chúng ở người nhiễm HIV. Ngày nay, chẩn đoán dựa vào việc đếm số lượng tế bào CD4+, điều này cho phép đưa ra chẩn đoán sớm hơn.
14 đột phá khoa học lớn nhất trong năm 2011
Tuấn Hà (bài do bạn BáTrần giới thiệu)
Vào năm thứ 11 của thiên niên kỷ thứ ba các nhà khoa học đã đã mang đến cho nhân loại những phát minh mới vô cùng giá trị và phong phú.
Họ đóng góp vào việc tiêu diệt những “sát thủ” của bệnh sốt rét và HIV. Họ đã tạo ra những dấu mốc mới trong ngành năng lượng thay thế và trong việc chinh phục không gian. Có những phát minh được triển khai trong thực tế nhưng cũng có những phát minh (ví dụ sinh sản vô tính) tạm thời bị xếp lại. Lại có những phát minh bị gạt bỏ không thương tiếc vì chưa tìm thấy ứng dụng trong một tương lai gần.
Hãy cùng điểm lại những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học – công nghệ trong năm vừa qua được đăng tải trên trang Ranker :
1. Nhân bản tế bào gốc của người
Tháng mười năm 2011, các nhà khoa học Phòng Thí nghiệm Tế bào gốc New York (Mỹ) tuyên bố họ đã thành công trong việc tạo ra được tế bào gốc bằng kỹ thuật sinh sản vô tính giống như kỹ thuật đã sử dụng để tạo ra cừu Dolly năm 1996. Từ phát minh mang tính đột phá này các nhà khoa học đã thử áp dụng kỹ thuật nhân bản cừu Dolly lên người nhưng không thành công. Với thành tựu mới này, việc nhân bản người không còn xa xôi nữa.
Việc nhân bản tế bào gốc của người sẽ đóng góp có hiệu quả vào việc điều trị các bệnh nguy hiểm như tiểu đường. Tuy nhiên họ còn phải tập trung giải quyết một vấn đề khác nảy sinh: các tế bảo nhân bản vô tính có dư ra một bộ nhiễm sắc thể, cần phải loại bỏ trước khi sử dụng chúng vào mục đích y học.
2. Năng lượng tối làm vũ trụ giãn nở ngày càng nhanh
Ba nhà khoa học Saul Perlmutter Mỹ), Brian Schmidt (Australia) và Adam Riess (Mỹ) được trao giải Nobel Prize Vật lý năm 2011 về phát hiện ra vũ trụ giãn nở với tốc độ tăng dần. Trong khi còn đang lúng túng trước hiện tượng vũ trụ giãn nở, với nỗi lo nó sẽ làm vũ trụ lạnh đi, biến thành băng giá, thì giới khoa học lại bàng hoàng với sự phát hiện ra chất gọi là năng lượng tối đang đẩy nhanh tốc độ giãn nở này.
Phát minh này giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế giới chúng ta đang sống và tiếp tục khám phá vũ trụ mà chúng ta còn biết quá ít.
3. Phát hiện sự bay lơ lửng lượng tử
Các nhà nghiên cứu Trường Đại học Tel Aviv đã tìm ra cách làm một vật bị treo lơ lửng giữa không trung bằng cách dùng một kỹ thuật gọi là “bay lơ lửng lượng tử”(quantum levitation). Công trình nghiên cứu này sử dụng hiệu ứng Meissner, cho phép một chất siêu dẫn đặt ở phía trên từ trường sẽ phát ra một từ trường tương đương tựa như một đối trọng.
Trong khi các nhà nghiên cứu trình bày phát minh của mình, với một quả bóng khúc côn cầu trên băng (puck) , thì người ta đã có thể dùng kỹ thuật này để làm các vật thể khác bay lên không trung.
Chất siêu dẫn được chế tạo bằng oxit đồng-ytri-bari, nhúng trong nitơ lỏng. Có thể làm cho nó bay lượn tại chỗ hoặc chuyển động trên một đường cố định giống như chiếc tàu siêu tốc chạy trên đệm khí (levitating train).
4. Pin nhiên liệu vừa làm sạch nước vừa cung cấp năng lượng
Các nhà khoa học Trung Quốc đã chế tạo một loại pin nhiên liệu xúc tác quang hoá dùng các vật liệu hữu cơ để làm sạch nước đồng thời sinh năng lượng. Hệ tiêu hao các chất hữu cơ và dùng năng lượng của ánh sáng để tạo ra electron, chuyển hoá thành điện qua catôt platin. Trong các thí nghiệm, pin loại bỏ các chất bẩn như hương liệu, chất màu và dược phẩm. Hiện nay, hệ mới chỉ ở dưới dạng nguyên mẫu ban đầu và cần tiếp tục nghiên cứu trước khi bước sang giai đọan sử dụng thực tế.
Khi đã hoàn thiện, phát minh này sẽ rất có ích trong thời đại năng lương thay thế cũng như việc làm sạch nước hiện đang có nhu cầu cao.
5. Các game thủ bẻ gãy mật mã của phân tử mà vi-rút HIV dùng để nhân bản
Tháng 9/2011, các băng video chơi game tỏ ra rất có ích khi những game thủ bẻ gẫy được các mật mã của một phân tử mà virus HIV dùng để nhân bản. Bằng cách khám phá cấu tạo của phân tử thuộc loại proteazơ, chỉ trong 3 tuần, các game thủ hoàn thành được khối lượng công việc mà các nhà khoa học đã phải bỏ ra trên 10 năm mới làm được.
Game bẻ gãy mật mã gọi là Foldit do Phòng thí nghiệm Sinh hoá của giáo sư David Baker, Trường Đại học Washington nghĩ ra, sau đó chuyển cho những nhà viết game chuyên nghiệp. Người chơi phải phải đưa ra được trên một triệu phương án trước khi tìm ra được cấu tạo cuối cùng.
Các thông tin mới sẽ cung cấp cho những nhà khoa học hiểu biết sâu sắc hơn về virus HIV để có những phương án điều trị hiệu quả hơn.
6. Loại bỏ phóng xạ ra khỏi nước và đất
Sau khi xảy ra vụ động đất vào tháng ba 2011, cả vùng xung quanh Nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị ô nhiễm phóng xạ do nguyên tố Cesium (Cs). Mức độ phóng xạ đủ lớn để gây hại đến sức khoẻ con người mà các nhà nghiên cứu Nhật phải ngăn chặn.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Hiroshima Kokusai Gakuin do giáo sư Ken Sasaki đứng đầu đã khắc phục được sự cố nguy hiểm này bằng cách cầu cứu đến các vi khuẩn ăn các vật liệu phóng xạ. Khi thêm vào đất và nước có chứa Cesium, vi khuẩn đã giảm được nồng độ các chất phóng xạ xuống còn 1/12 sau một ngày và loại bỏ được hoàn toàn nguyên tố này sau 3 ngày.
Thảm hoạ Fukushima đã tạo cho các nhà nghiên cứu một cơ hội để thử nghiệm các vi khuẩn trong điều kiện thực tế. Những phát minh của họ có thể dẫn đến một phương pháp hiệu quả để xử lý các tai nạn hạt nhân trong tương lai, cứu sống và bảo vệ con người khỏi bệnh tật.
7. Tìm thấy chất kháng sinh trong não gián
Một nhóm các nhà nghiên cứu Trường Đại học Nottingham đã phát hiện trong não gián và châu chấu chứa những chất kháng sinh mạnh. Các chất có trong đầu của hai loài côn trùng này có thể tiêu diệt 90% các loài vi khuẩn gây bệnh cho con người, kể cả Staphlococcus aureus và E. coli. Đặc biệt chúng không có hại đối với các tế bào.
Phát hiện này có thể đưa đến các dược phẩm tương lai có khả năng chống lại các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Cần từ 5 đến 10 năm nữa các chế phẩm từ não gián mới có thể cung cấp ra thị trường cho dân chúng.
8. Tìm ra cách chống lão hoá cho chuột
Rất có thể các nhà khoa học sẽ tìm ra thuốc “trướng sinh bất lão” trong thần thoại.
Các nhà khoa học đã tìm ra cách khống chế các đoạn ADN gọi là telomer nằm ở phần cuối của các nhiễm sắc thể để làm trẻ lại các tế bào. Mỗi khi các tế bào phân chia, các telomer lại ngắn lại. Quá trình ngắn lại ấy làm tế bào bị già đi.
Tuy nhiên bằng cách khống chế một enzym gọi là telomerazơ, các nhà nghiên cứu có thể chấm dứt sự hình thành telomer khi phân chia tế bào, làm quá trình này ở tế bào đảo ngược lại.
Người ta đã kiểm tra lại lý thuyết này bằng cách tạo ra những con chuột bằng phương pháp di truyền có hàm lượng enzym telomerazơ thấp để các telomer bị ngắn lại nhanh hơn khiến con chuột bị già đi rất nhanh. Sau đó, khi tăng nồng độ enzym telomerazơ cho chuột, quá trình chống lão hoá xuất hiện. Bộ lông chuột từ màu xám nhạt trở nên đen, cho thấy trí nhớ cũng như chức năng sinh sản của chúng được cải thiện.
Tuy tuổi thọ của chuột chưa thấy tăng lên, nhưng đây vẫn là một bước tiến để các nhà khoa học sớm phát hiện ra loại thần dược “trẻ mãi không già”.
Trong một phát minh tương tự, các nhà khoa học Pháp không những có thể chống lão hoá cho các tế bào đã 101 tuổi trở thành tế bào gốc của bào thai mà còn có thể làm trẻ lại một tế bào đã được làm trẻ. Có nghĩa là người ta có thể tạo lại một cơ quan đã chết vì già để làm thành một cơ quan mới.
9. Đột phá tế bào gốc để chữa bệnh Parkinson
Trong những năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu chữa bệnh Parkinson bằng cách dùng tế bào gốc sản sinh ra dopamin. Tuy nhiên cách điều trị này nguy hiểm vì tế bào gốc có thể gây ung thư. Năm 2011, tiến sĩ Lachlan Thompson tại Trường ĐH Melbourne đã tuyên bố rằng những nhà nghiên cứu Australia đã biết cách phân biệt được 2 loại tế bào gốc: một giúp chữa bệnh và một có hại. Nhờ vậy, họ loại bỏ được các tế bào nguy hiểm.
Phát hiện này cho phép các nhà nghiên cứu đã đạt được một tiến bộ lớn trong việc điều trị bệnh Parkinson. Theo Thompson, trong 5 năm tới bệnh Parkinson không còn là bệnh khó chữa.
10. Phát minh ra văcxin chống sốt rét có hiệu quả
Muỗi là kẻ truyền bệnh sốt rét nguy hiểm, mỗi năm gây bệnh cho 250 triệu người và chi phí điều trị lên tới 12 tỷ đôla. Tuy nhiên, năm 2011, các nhà khoa học đã dùng chính muỗi truyền bệnh, tạo ra văcxin để phòng chống bệnh này.
Khi mới tìm ra, văcxin chỉ có hiệu quả 50%, song văcxin mới được chế bằng bào tử (ở giai đoạn mới mắc bệnh) lấy từ tuyến nước bọt của những con muỗi đã nhiễm bệnh đã nâng được hiệu quả lên tới 90-100%. Điều này có nghĩa là nếu đủ văcxin thì số ngườ bị bệnh sốt rét sẽ giảm xuống chỉ còn một nửa.
11. Chiếc gậy ảo trợ giúp người mù
Tiến sĩ Amir Amedi và nhóm nghiên cứu của ông Tại Trường Đại học Hebrew tại Jerusalem đã chế tạo một chiếc gậy ảo giúp người mù đi lại rất dễ dàng. Một thiết bị nằm gọn trong lòng bàn tay có thể “cảm nhận” được địa hình trên những khoảng cách tương tự chiếc gậy “truyền thống” dài 1 met, đồng thời cũng phân biệt được cả nét mặt buồn rầu hay vui vẻ của người đối thoại. Thiết bị này hoạt động bằng cách phát ra một luồng tia tập trung và nó sẽ phản xạ để cảnh báo cho người sử dụng “nhìn” được những gì xảy ra trước mắt. Thời gian hoạt động của pin là 12 giờ và nó có thể “sạc” lại.
Như vậy trong tương lai người mù không những chỉ dò đường nhờ chiếc gậy mà nhờ nó họ còn nhận thức được thế giới xung quanh mình. Thêm vào đó, chiếc gậy còn có thể trở thành công cụ để nghiên cứu chức năng của bộ não.
12. Phát hiện hệ hành tinh Kepler-11
Kepler, chiếc thiên văn vũ trụ trên quỹ đạo, đã phát hiện một hệ hành tinh mới vào đầu năm 2011 gọi là hệ Kepler-11. Hệ này gồm 6 hành tinh lớn, gồm đá và khí, tất cả quay quanh một ngôi sao. Kepler-11 nằm cách Trái đất 2.000 năm ánh sáng và giống với Hệ Mặt trời hơn bất cứ hệ nào phát hiện trước đây. Một thành viên của các nhà nghiên cứu kính thiên văn Kepler là Lack Lissauer nói, "không quá 1% các ngôi sao có hệ giống như Kepler-11”. Tất cả các hành tinh của hệ Kepler-11 đều nặng hơn Trái đất".
Kình thiên văn Kepler đang tiếp tục tìm kiếm các hành tinh chứa nước và có thể ở được. Các chuyên gia dự đoán bằng kỹ thuật hiện đại phải ba năm nữa mới tìm ra một hành tinh có kích thước giống như Trái đất.
13. Các nhà nghiên cứu MIT phát triển thuốc chống virus
Tháng 8/2011, các nhà nghiên cứu tại MIT tuyên bố rằng họ đã tìm ra một loại thuốc mới có khả năng chống lại bất cứ loại virus nào. Thuốc hoạt động theo cơ chế trục xuất virus ra khỏi tế bào và tiếu diệt chúng, để lại những tế bào lành mạnh. Thuốc mới đã diệt được 15 loại virus trong thử nghiệm trên súc vật và người nhe virus gây cúm gà, cảm lạnh và bại liệt.
Trong khi thuốc kháng sinh chữa trị tương đối dễ dàng các bệnh nhiễm vi khuẩn thì vẫn rất ít thuốc chữa trị được các bệnh nhiễm virus. Phát minh của các nhà nghiên cứu MIT có triển vọng trong việc chữa trị bệnh nhiễm HIV và các bệnh bẩm sinh.
14. Tế bào T biến tính di truyền chống lại bệnh bạch cầu
Tháng tám năm 2011, các nhà khoa học Trung tâm nghiên cứu ung thư và Cao đẳng Y khoa thuộc ĐH Pennsylvania (HoaKỳ) đã giúp các bệnh nhân mắc bệnh “vô phương cứu chữa” thuyên giảm bệnh được 1 năm bằng cách dùng kỹ thuật chống-bệnh bạch cầu.
Các nhà nghiên cứu đã dùng tế bào T của chính bệnh nhân đã biến tính di truyền, trước hết để loại trừ các tế bào từ cơ thể bệnh nhân, sau đó tạo ra một protein (CAR) hoạt động tương tự một kháng thể. Protein này nằm lại trên bề mặt tế bào T và bị hút về phía các protein CD19 là tế bào của bệnh bạch cầu. Mỗi bệnh nhân dược tiếp nhận những tế bào T đã biến tính này sẽ giảm được khoảng 2 pound (tương đương 1 kg) khối u.
Phát minh đột phá này không những đưa đến việc chữa bệnh bạch cầu và những bệnh ung thư khác có hiệu quả hơn mà còn gây ra ít hiệu ứng phụ hơn so với các phương pháp truyền thống như Hoá trị liệu (chemotherapy) chẳng hạn.
Những cảnh thương tâm nhất năm 2011
Cậu bé gầy tong teo vì nạn đói, người đàn ông 60 tuổi ngồi khóc bên đống đỏnát hay vẻ mặt bàng hoàng của người phụ nữ may mắn sót sót sau vụ chìm tàu...là những hình ảnh thương tâm nhất trong năm 2011.
1. Một người đàn ông bộ tộc Mundari phải hứng nước tiểu của bò để tắm khi hạn hán kéo dài tại Sudan (Ảnh: Reuters)
2 -Ông Yoshikatsu Hiratsuka ngồi khóc bên đống đổ nát ở Onagawa, Miyagi sau trận động đất gây ra sóng thần tại đông bắc Nhật Bản ngày 11/3. (Ảnh: Reuters)
3. Cậu bé Aden Salaad (2 tuổi) gầy tong teo vì không có đủ thức ăn. Cậu bé chính là bức tranh khắc họa rõ rệt nhất nạn đói khủng khiếp đang hoành hành tại vùng Sừng châu Phi. (Ảnh: AP)
4. Đội cứu hộ đang kéo những người may mắn sống sót ra khỏi đống đổ nát tại một ngôi làng gần tỉnh Van (Thổ Nhĩ Kỳ ) sau trận động đất đêm 23/10/2011. (Ảnh: Reuters).
5. Một người phụ nữ bế con lội trong dòng nước lũ gần sông Chao Praya, Bangkok (Thái Lan). (Ảnh: Getty Images)
6. Nạn nhân trong vụ xả súng kinh hoàng tại Na Uy khiến ít nhất 87 người thiệt mạng, trong đó đa số là thanh thiếu niên tới tham dự trại hè trên đảo Utoeya, gần thủ đô Oslo. (Ảnh: Reuters)
7. Một người đàn ông tự thiêu trước cửa ngân hàng ởThessaloniki, phía bắc Hy Lạp vào ngày 16/9/2011 do không đủ tiền để trả nợ. (Ảnh: Reuters)
8. Một nạn nhân sống sót vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ chìm tàu trên sông Volga (Nga) vào ngày 10/7/2011. (Ảnh: Reuters)
9. Ông Billy Stinson và con gái ngồi ngẩn ngơ trên bậc thềm còn sót lại của ngôi nhà bị nước cuốn trôi sau trận bão Irene quét qua bắc Carolina (Mỹ)vào hồi tháng 8 ,2011. (Ảnh: Getty Images)
10. Hai em bé đang ôm nhau an ủi ở một bãi phế liệu ở Kathmandu, Nepal. (Ảnh: Chan Kwok Hung)
MỔi TUẦN MỘT CHỦ ĐỀ GỒM NHỮNG BÀI TRÍCH TỪ TINTUCCAONIEN.COM
CHỦ ĐỀ TUẦN NÀY: NÃO VÀ MỘT SỐ BỆNH LIÊN HỆ
Làm sao nuôi dưỡng bộ não của chúng ta
Các thói quen làm tổn thương não
Làm nhiều việc cùng một lúc sẽ gây tổn hại bộ não
Không phải ai già não cũng bị hư
=====================================
Trí nhớ giảm sút, phải làm sao ?
Thể dục giảm bớt nguy cơ mất trí nhớ
Ði bộ nhiều đỡ mất trí lúc về già
Chống lại mất trí nhớ với trò chơi trí óc,thể-dục và nghỉ ngơi
Nghiên cứu cho thấy người cao niên sẽ cải thiện trí nhớ nếu chịu khó lên mạng Internet
===================================
Hút thuốc có nhiều rủi ro bị sa sút trí tuệ
Bị sa sút trí tuệ sống thêm đươc bao lâu?
Các carotenoide ảnh hưởng lên chức- năng nhận- thức
Dầu cá làm chậm sự suy thoái nhận-thức
Sử dụng internet có thể cải thiện chức năng nhận thức của não
=====================================
Bệnh Alzheimer:nguyên-nhân, triệu-chứng, chẩn- đoán, trị-liệu
Một số phát-hiện mới về bệnh Alzheimer
5 dấu hiệu báo trước bệnh Alzheimer trước khi bị mất trí nhớ
xxxxx
Tiến bộ đáng kể trong việc chống bệnh Alzheimer
8 cách ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Phòng bệnh Alzheimer: Sáu cách đơn giản để giữ đầu óc minh mẫn
Sống có tổ chức và kỷ luật giảm rủi ro bị bệnh Alzheimer
Chế-độ ăn uống không tốt có thể là nguyên-nhân gây bệnh Alzheimer
Trí óc hoạt-động có thể làm bệnh Alzheimer chậm phát -tác
Alzheimer: hãy bắt trí óc làm việc!
Đi bộ có thể làm bệnh Alzheimer chậm phát triển
xxxxx
Những thử nghiệm có thể giúp phát hiện sớm bệnh lú lẫn Alzheimer
Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh Alzheimer
Thử máu có thể sớm phát hiện bệnh Alzheimer
Kỹ thuật chụp hình MRI có thể dò tìm ra sớm bệnh Alzheimer
xxxxx
Sự hồi-biến mất trí nhớcủa người Alzheimer
Âm nhạc có thể giúp người bệnh Alzheimer tìm lại trí nhớ
xxxxx
Hệ-thống Silver Alert tìm kiếm các người gìà đi lạc
Ascom TéleCARE: một thiết bị cải thiện việc tìm kiếm người già
Aloize: máy tìm kiếm người bệnhAlzheimer
=====================================
Tiến bộ trong việc trị bệnh tâm thần phân liệt
=====================================