Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

7 sai lầm phổ biến mà người bị bệnh mãn tính mắc phải

A woman with rain clouds over her head, illustration

Trong suốt hành trình chống chọi với bệnh tự miễn (autoimmune disease) tôi đã học được rất nhiều bài học. Tôi cảm thấy được khỏe mạnh như ngày hôm nay cũng nhờ đã cố gắng phấn đầu trong  một thời gian dài. Tôi đã trải qua rất nhiều thử nghiệm và sai lầm khi cố gắng chữa lành cơ thể và nhiều lần tôi đã suýt bỏ cuộc. Nhưng, một khi tôi đã nhận ra và sửa chữa những sai lầm phạm phải, tôi bắt đầu nhận thấy sức khỏe của tôi đã được cải thiện.

Trong nhiều năm vật lộn với căn bệnh, tôi cũng giống như một người đang cố gắng đạp xe lên một ngọn đồi cao và chỉ đạt được những tiến bộ nhỏ nhoi.. Thế nhưng một khi đã lên đến đỉnh đồi rồi, tôi đã có thể “bay thẳng xuống dốc” tạo ra những bước nhảy vọt về sức khỏe với một tốc độ đáng kinh ngạc. Tôi cảm thấy như tôi đã giải mã đươc bí quyết chữa lành bệnh

Vì vậy, hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn 7 sai lầm mà tôi tin rằng không chỉ tôi mà nhiều người khác mắc phải khi sống chung với căn bệnh mãn tính.

Sai lầm # 1: Chỉ tập trung vào cơ thể của mình

Chăm sóc sức khỏe thể chất (physical health) đôi khi có vẻ như dễ dàng hơn nhiều so với chăm sóc sức khỏe tinh thần và tâm linh ( mental and spiritual health) bởi vì đó là một quá trình cụ thể hơn nhiều.

Thật vậy  theo dõi các kết quả thử nghiệm, sự giảm cân và việc ăn uống của chúng ta thì dễ dàng . Nhưng đo lường mức độ căng thẳng, kiểu suy nghĩ và tính xác thực với bản thân của chúng ta thì lại khó hơn nhiều. Vỉ vậy, chúng ta thường có xu hướng chỉ lo việc chữa lành cơ thể vật lý của chúng ta mà thôi

Nhưng sức khỏe tinh thần và tâm linh của chúng ta cũng cần nhiều sự quan tâm. Khi cố gắng chữa khỏi bất kỳ căn bệnh nào, điều quan trọng là bạn phải điều trị toàn bộ bản thân tức là về cả tâm trí, cơ thể lẫn tâm linh. Bạn không thể có một cơ thể thực sự khỏe mạnh nếu không có một tâm trí và tâm linh lành mạnh.

Sai lầm # 2: Không tỉm kiếm ý kiến ​​thứ hai.

Tìm kiếm hơn một quan điểm về tình trạng bệnh lý của bạn là chìa khóa để đảm bảo bạn nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể. Lý do là vì bác sĩ cũng là con người, họ có thễ mắc sai lầm, hay quên những điều nào đó và đôi khi tồi tệ trong công việc của họ

Nếu bạn không đồng ý với bác sĩ của mình hoặc cảm thấy họ không lắng nghe bạn thì bạn đừng ngại  tìm kiếm một bác sĩ khác  (Khi tôi được chẩn đoán mắc bệnh Hashimoto, tôi đã đi gặp khoảng năm bác sĩ khác nhau mới tìm được một bác sĩ hợp ý tôi)

Theo ý kiến của tôi thì những người thực hành y học chức năng (functional medicine) và liệu pháp thiên nhiên (naturopathic medicine) giúp ích rất nhiều vì họ được đào tạo trong việc xác định nguyên nhân cơ bản của bệnh và sử dụng các liệu pháp tự nhiên để hỗ trợ chữa bệnh. Thật không may, việc tìm kiếm bác sĩ như trên có thể tốn kém vì hầu hết các dạng trị liệu không truyền thống ( alternative medicine) không được bảo hiểm chi trả. Thành thật mà nói, đó là lý do lớn khiến tôi phải mất hàng tháng trời để tìm kiếm bác sĩ. Nhưng cuối cùng tôi đã đi đến kết luận rằng sức khỏe của mình là một khoản đầu tư chứ không phải là một khoản chi phí

Sai lầm # 3: Không chấp nhận  chẩn đoán.

Dù bạn không hài lòng với chẩn đoán nhưng không bao giờ bạn được chống lại. Việc chẩn đoán bất kỳ một bệnh tật hoặc một tình trạng bệnh lý  nào cũng khó đươc tiếp nhận và thường thay đổi cuộc sống của con người. Thế nhưng nếu bạn chống lại và không thừa nhận những gỉ đang xây ra cho bạn thì bạn chỉ tạo thêm nhiều sóng gió hơn cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn chịu chấp nhận tình trạng hiện tại của mình, thì bạn có thể giải quyết căn bệnh của mình thay vì  phải chịu đưng nó

Chấp nhận hoàn cảnh của bạn không có nghĩa là từ bỏ hoặc không làm gì để có được sức khỏe. Nó thực sự hoàn toàn ngược lại.

Chấp nhận hoàn cảnh của bạn có nghĩa là bạn thừa nhận những gì cuộc sống đã thảy cho bạn và sau đó thay vì than phiền hoặc mong muốn mọi thứ khác đi, thì bạn hành động. Làm như vậy, bạn sẽ có thể quản lý sức khỏe của mình hiệu quả hơn. Chưa kể đó sẽ là một hành trình bình yên và giá trị hơn rất nhiều đối với bạn.

Sai lầm # 4: Không lắng nghe cơ thể của mình.

Có rất nhiều thông tin trên mạng về những gì được coi là lành mạnh và không lành mạnh. Nhưng mọi người đều vô cùng khác biệt nhau đến mức những gì có thể tốt cho sức khỏe của tôi lại có thể có hại cho bạn. Tóm lại, bạn hiểu rõ cơ thể của bạn hơn bất kỳ ai khác.

Bất kể điều gì đó lành mạnh và được “chứng minh là có tác dụng” mà lại khiến bạn cảm thấy tồi tệ thì bạn đừng có tự ép buộc. Và điều này không phải chỉ áp dụng cho thông tin sức khỏe bạn đọc trực tuyến (on line). Bác sĩ của bạn có thể đã đi học hơn một thập kỷ và thậm chí có thể chuyên về bệnh hoặc tình trạng cụ thể mà bạn mắc phải , nhưng bạn là người trải qua các triệu chứng, cảm thấy đau đớn và đối mặt với những thách thức do bệnh tật của bạn gây ra.

Nếu bạn cảm thấy sâu sắc rằng phương pháp điều trị mà bác sĩ đề xuất ra không phù hợp với bạn, bạn hãy lên tiếng! Cơ thể của bạn sẽ luôn cho bạn biết liệu điều gì đó có phù hợp với bạn hay không. Tất cả những gì bạn cần phải làm là lắng nghe.

Sai lầm # 5: Tập trung quá nhiều vào chế độ ăn uống và chất bổ sung.

Khi tôi tìm kiếm câu trả lời về cách tôi có thể đảo ngược bệnh tự miễn dịch của mình, 99% thông tin tôi tìm thấy là về chế độ ăn uống và chất bổ sung. Không có nhiều thông tin về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần hoặc tâm linh khi chữa lành bệnh mãn tính.

Nhưng từ kinh nghiệm của mình, tôi đã học được rằng  không có gì quan trọng hơn là một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tôi nghĩ rằng ăn theo một chế độ ăn uống lành mạnh và dùng đúng cách những chất bổ sung  đóng một vai trò rất to lớn cho sự khỏe mạnh. Đây chắc chắn là điều quan trọng và cần thiết để chữa lành khỏi bất kỳ căn bệnh nào. Tuy nhiên, nếu bạn ăn uống lành mạnh và nhận được tất cả các chất dinh dưỡng thích hợp mà bạn vẫn không thấy có kết quả, thì đã đến lúc bạn cần tìm kiếm nhửng cách khác vì dinh dưỡng hợp lý chỉ là một bước trong hành trình chữa bệnh.

Sai lầm # 6: Không tự mình tìm hiểu về bệnh của mình

Với vô số thay đổi trong cuộc sống đi kèm với bất kỳ bệnh mãn tính nào thì bạn rất dễ dàng giao tất cả "nội dung y tế" của mình cho bác sĩ  vì dù sao họ cũng là những chuyên gia. Nhưng vào cuối ngày, sức khỏe của bạn vẩn là trách nhiệm của chính bạn.

Bạn là người duy nhất phải sống trong cơ thể bạn ngày này qua ngày khác, vậy tại sao bạn lại đặt sức khỏe của mình vào tay người khác?

Bạn hãy tìm một bác sĩ tuyệt vời và làm việc với họ. Bạn nên luôn xem bác sĩ là đối tác của bạn trong việc quản lý sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về tình trạng bệnh lý của bạn. bẳng cách nghiên cứu trực tuyến (on line), đọc sách, tham gia các diễn đàn(forum), chuẩn bị kỹ càng khi khi gâp bác sĩ  và đặt câu hỏi. Bạn hãy là người tranh đấu cho chính bạn.

Sai lầm # 7: Quên tận hưởng cuộc sống.

Khi bạn đang chống chọi với căn bệnh mãn tính, bạn sẽ dễ dàng nghĩ đến việc cuộc sống sẽ hoàn hảo như thế nào nếu chỉ cần bạn không bị bệnh. Thông thường, chúng ta thường trì hoãn cuộc sống của mình và hy sinh rất nhiều thứ chúng ta thích để đưa ra những lựa chọn lành mạnh với hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ khỏi bệnh. Thế nhưng tận hưởng cuộc sống là một phần của việc chữa lành bệnh!

Bạn muốn đươc khỏe mạnh để có thể tận hưởng cuộc sống, nhưng dù sao khi bạn tận hưởng cuộc sống, bạn cũng bắt đầu lành bệnh. Bạn có thể ăn một bữa ăn theo ý thích hoặc thỉnh thoảng đi chơi trễ với bạn bè cũng không sao. Vì vậy, bắt đầu từ hôm nay, tôi muốn bạn làm ít nhất một điều gì khiến bạn được hạnh phúc, có thể đơn giản như ngủ dậy trễ hoặc xa hoa hơn như đi làm mát-xa.

Điều bạn bạn cần làm ngay tử bây giờ là  ngưng chờ đợi và tận hưởng những gì bạn hiện có!

Mỗi người trong chúng ta  sẽ tạo ra con đường chữa bệnh độc đáo của riêng mình. Bạn sẽ có thành công và thất bại (thưc thà mà nói, có lẽ nhiều thất bại hơn là thành công). Và điều đó không sao. Mặc dù hôm nay tôi cảm thấy tuyệt vời, nhưng ngày mai sẽ là một  ngày khó khăn cho tôi.. Chữa bệnh không phải là môt việc làm một lần là xong theo kiểu thỏa thuận “Bây giờ tôi sẽ khỏe mạnh mãi mãi” mà là một quá trình liên tục. Tôi vẫn phải đảm bảo rằng mình tiếp tục duy trì một lối sống lành mạnh và luôn luôn “ lắng nghe” cơ thể của mình. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là chữa lành bệnh là một cuộc hành trình hơn là một đích đến. Vì vậy, cho dù bạn vừa nhận được chẩn đoán ngày hôm qua hay đã bị bệnh mãn tính trong nhiều năm, bạn hãy nắm lấy vị trí của bạn ngay bây giờ trong cuộc hành trình để có một sức khỏe tốt đẹp hơn!

Theo “7 Common 'Mistakes' People Who Are Chronically Ill Make- Megan Junchaya,The Mighty Sun -- Feb 10,2019”  NBNtintuccaonien