Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

Mối liên quan giữa tăng huyết áp, đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Bệnh tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp  (hypertension) là một thuật ngữ y tế để chỉ  khi các mạch máu không thể giãn ra đủ và tạo ra sức đề kháng cao hơn cho việc bơm máu qua hệ tuần hoàn. Vì vậy, bệnh này đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Trên thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 70% người Mỹ bị suy tim mãn tính và 80% bị đột quỵ đều bị cao huyết áp. 

Dưới đây là những điều bạn cần biết về mối liên quan giữ tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tăng huyết áp và bệnh tim

Bác sĩ tim mạch Icilma Fergus tại Trung tâm Y tế Mount Sinai, cho biết khi bạn bị tăng huyết áp, các mạch máu của bạn dày lên do áp lực dồn dập của dòng máu chảy qua. Theo thời gian, điều này có thể khiến các mạch máu phát cứng thêm dần, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để tiếp tục bơm máu qua . Gây quá nhiều căng thẳng lên tim như vậy có thể dẫn đến các loại bệnh tim khác nhau:

 Bệnh động mạch vành (coronary artery disease) Các mạch máu dày hơn, hẹp hơn liên quan đến huyết áp cao làm cho các mảng bám (plaque) dễ dàng tích tụ hơn trên thành động mạch . Nếu mảng bám tích tụ trong động mạch lan đến tim, nó có thể gây ra bệnh động mạch vành, mà hâu quả có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim (heart attack) hoặc suy tim (heart failure). Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy người lớn bị bệnh tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao gấp 11 lần.


 • Nhồi máu cơ tim (heart attack). Khi động mạch tích tụ mảng bám, cục máu đông ( blood clot) sẽ dễ hình thành hơn. Cục máu đông chặn dòng máu chảy đến tim làm cho tim không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết, gây tổn thương cho cơ tim và dẫn đến nhối máu cơ tim. Khoảng 70% người Mỹ bị nhồi máu cơ tim lần đầu đều bị tăng huyết huyết áp. 


 

Suy tim. Theo thời gian, sự căng thẳng của huyết áp cao làm cho tim lớn hơn và hoạt động kém hiệu quả hơn. Điều này có thể dẫn đến suy tim hoặc tình trạng tim không thể cung cấp đủ máu cho cơ thể. Một nghiên cứu ở Massachusetts cho thấy 91% những người bị suy tim cũng bị tăng huyết áp.


Tăng huyết áp và đột quỵ

Có hai loại đột quỵ chính: thiếu máu cục bộ và xuất huyết. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến hơn đột quỵ do xuất huyết (chỉ chiếm khoảng 13% các trường hợp đột quỵ), nhưng tăng huyết áp có liên quan chặt chẽ đến từng loại.


 Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke). Khi cục máu đông hình thành trong các động mạch dẫn đến não thì hậu quả sẽ là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Khi không có đủ máu cung cấp cho các tế bào não (brain cells) hoặc các tế bào thần kinh( neurons), các tế bào này  sẽ ngừng hoạt động và làm suy giảm nghiêm trọng các chức năng quan trọng nhất của cơ thể. Bác sĩ thần kinh học mạch máu Julius Gene Latorre, thuộc bệnh viện của  Đại học Upstate, cho biết tăng huyết áp chiếm khoảng 40% đến 50% các ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

 Đột quỵ do xuất huyết (hemorrhagic stroke). Trong một số trường hợp, huyết áp cao có thể làm vỡ mạch máu. Khi một mạch máu trong não bị vỡ, đột quỵ do xuất huyết sẽ xẩy ra  và máu có thể rò rỉ vào hộp sọ gây tổn thương nghiêm trọng cho mô não. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cao huyết áp làm tăng tỷ lệ đột quỵ do xuất huyết lên khoảng 10 lần.

 Giảm huyết áp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Tuy bệnh tăng huyết áp nguy hiểm nhưng theo ước tính của CDC thì có khoảng 11 triệu người trưởng thành ở Mỹ không biết mình mắc bệnh này. Bạn không thể cảm thấy huyết áp tăng cao , do đó Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã gọi bệnh này là "kẻ giết người thầm lặng".

Bác sĩ tim mạch Usman Baber tại Đai họcY khoa Icahn thuộc Mount Sinai cho biết: “Trừ khi được chăm sóc y tế thường xuyên và đi kiểm tra sức khỏe, còn không thì bạn chỉ có thể biết đươc  mình bị cao huyết áp khi mà không may bạn vướng mắc vào một trong những hậu quả đáng tiếc kể trên đây ”

Thế nhưng có những yếu tố rủi ro phổ biến của bệnh tăng  huyết áp. Theo bác sĩ Lattore, khoảng 60% người từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị tăng huyết áp, vì vậy tốt hơn hết những người cao tuỗi nên theo dõi huyết áp của mình

Theo bác sĩ Fergus một số nhân khẩu nhất định -- chẳng hạn như người Mỹ gốc Phi và những người nhập cư thế hệ thứ hai  --, cũng có thể dễ bị tăng huyết áp. Ngoài ra bạn cũng  nên cẫn thận nếu   gia đình bạn có tiểu sử mắc bệnh này

Nếu bạn bị cao huyết áp, việc điều trị có thể có tác động mạnh lên sức khỏe của bạn. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy là khi huyết áp tâm thu (số cao nhất trong kết quả đo huyết áp của bạn) giảm đi 10 điểm thì nguy cơ tử vong do đột quỵ sẽ giảm được từ 50% đến 60% và nguy cơ tữ vong do bệnh động mạch vành giảm được từ  40% đến 50% 


 số đo tâm thu (systolic):103; số đo tâm trương (diastolic):66

Để điều trị cao huyết áp và giảm nguy cơ bị dột quỵ và nhồi máu cơ tim, bác sĩ Fergus khuyên bạn nên tập thể dục thường xuyên, ăn theo một chế độ ăn ít muối và nhiều kali, và tránh xa thuốc lá.

Theo “Why hypertension increases the risk of heart disease and stroke and what to do about it”- Nicholas S. Amoroso, MD- December 2020