Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Sự thật vế các thuốc trị bệnh tim: khi nào nên hoặc không nên uống, và làm sao để giảm liều lượng thuốc


Các thuốc bình thường hóa huyết áp và cholesterol có thể giúp giảm đáng kể rủi ro bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những người được chẩn đoán bị bệnh tim. Tuy nhiên  các thuốc rất phổ biến này—có hơn 1.6 tỉ  thuốc kê toa( 1.6 billion prescriptions) để trị bênh tim đã đươc cấp phát tại Hoa kỳ vào năm 2017—cũng có thể gây ra những tác dụng  phụ mà một số có tính cách nghiêm trọng

Những nghiên cứu gần đây gợi ý là nhiều người hiện đang dùng các thuốc về tim có thể không cần uống các thuốc này hoặc uống các thuốc này không đúng liều lượng. Và các tổ chức như American College of Physicians,  American Heart Association và  US Preventive Services Task Force đều đã có đưa ra những khuyến cáo khác nhau


Bác sĩ Rita Redberg--- thuộc Đai học UC San Francisco và là biên tập viên tạp chí JAMA Internal Medicine-- cho biết “ Chúng ta cần đảm bảo là nhũng người dùng các thuốc này phải là những người thật sự cần chúng và họ phải uống thuốc đúng liều lượng”

Theo bác sĩ Redberg thì quyết đinh về việc dùng các thuốc trị cao cholesterol hoặc cao huyếp áp đỏi hỏi bạn phải thảo luận với bác sĩ của mình để xác định xem bạn có uống các thuốc vể tim đúng liều lượng hay không và ngay cả xem liệu bạn còn cần uống thuốc nữa hay không
Trong thực tế, thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục có thể giúp bạn bỏ hẳn thuốc hoặc giảm liều lượng thuốc. Bác sĩ Michael Hochman thuộc  Trường Y khoa của USC Los Angeles cho biết “ Đôi khi, nếp sống (lifestyle) thật ra là thuốc tốt nhất”

Dưới đây là những chi tiết cho bạn biết làm sao dùng các thuốc cao huyết áp và cao cholesterol cho đúng

Các thuốc huyết áp

Tại Hoa kỳ ngày càng có nhiều ngưởi uống thuốc huyết áp –như ức chế ACE , chặn-beta,và lợi tiểu—với hơn 1.1 tỉ đơn kê toa các thuốc này trong năm 2017. Con số này dự trù sẽ còn gia tăng vì theo các hướng dẫn vào năm 2017 của American Heart Association và American College of Cardiology thì mức được coi là bị cao huyết áp
đã được hạ thấp từ 140/90 xuống còn 130/80
Điều này có nghĩa là gần phân nửa số thành niên ( adults) tại Hoa kỳ đươc coi như là bị cao huyết áp, mặc dầu không phải tất cả đều phải uống thuốc huyết áp

Những ai thật sự cần uống thuốc huyết áp?


Theo American College of Physicans (ACP) và American Academy of Family Physicians những người trên 60 tuổi có huyết áp tâm thu (systolic) trên 150 mmHg cần uống thuốc huyết áp
Tuy nhiên theo bác sĩ Andrew Dunn, trưởng ban Y học Nội khoa thuộc Mount Sinai Health System tại New York ,thì nếu bạn thuộc nhóm trên và còn có những yếu tố rủi ro tim mạch –như bênh thận mạn tính, bệnh tiểu đường hay bệnh mạch-- huyết áp tâm thu của bạn có lẽ phải được  giữ ở dưới mức 140mmHg ( điều này do bác sĩ của bạn quyết định)

Nên ghi nhận là giữ huyết áp qua thấp có thể gây vấn đề. Thật vậy bác sĩ Steven Nissen, trưởng ban Y khoa Tim mạch tại Cleveland Clinic, cho biết là “ hạ giảm huyết áp cũa các người cao tuổi một cách tích cực ( nói chung là dưới 120/80) sẽ đặt những người này vào rủi ro cao bị té ngã và gãy xương.

Những ai có thể thử giảm liều lượng thuốc?

Nếu bạn đã đạt tới muc tiêu về huyết áp (blood pressure goals), thì bạn có thể hỏi bác sĩ xem có giảm thuốc được không, nhất là sau khi bạn đã thực hiện những biện pháp tốt cho tim. Trong trường hợp bác sĩ của bạn chấp thuận, bác sĩ Hochman khuyên bạn nên kiểm tra huyết áp của mình (check your blood pressure) ít nhất mỗi tuần hai lần trong vòng sáu tuần lễ. Một khi bạn đã chắc chắn là huyết áp vẫn ở trong tầm soát thì bạn hãy trở lại gặp bác sĩ của bạn để kiểm tra lại

Sự phân tích kết quả của 42 nghiên cứu đã đươc công bố trong năm 2017 trên tạp chí Hypertension cho thấy là hạ giảm liều lượng của hai thuốc huyết áp hoăc nhiều hơn thực ra có thể có lợi ích nhất cho bệnh nhân vì gây ít tác dụng phụ nhất. Các nhà khảo cứu đã phát hiện là phối hợp hai thuốc với liều lượng mỗi thuốc là một phần tư  cũng hiệu nghiệm bằng một thuốc với liều lương tiêu chuẩn    uống bốn thuốc với liều lượng mỗi thuốc là môt phần tư cũng hiệu nghiệm gần như hai thuốc vậy            

Các thuốc cholesterol

 Hơn 420 triệu thuốc cholesterol có kê toa như statins đã đươc cấp phát trong năm 2017. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine vào tháng 6/2018 thì có tới 12 triệu người Mỹ đã uống thuốc này mà thật ra không cần thiết. Đây là một điều đáng quan tâm bởi vì thuốc statin có thễ gây đau cơ bắp, đau nhức, nhạy cảm đau (tenderness) hoặc suy yếu nghiêm trọng. Thuốc này củng còn liên hệ với bệnh tiểu đường loại 2 (linked to type 2 diabetes), bệnh mất trí nhớ và các vấn đề về gan

Bác sỉ Redberg cho biết “ Tuần nào tôi cũng có những bệnh nhân than phiền là bị yếu cơ bắp, mệt mỏi, mất trí nhớ và đau khớp. Hậu quả là số bệnh nhân tập thể dục đều đặn giảm bớt nhiều ,ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe tim

Những ai thật sự cần thuốc này?

Theo bác sĩ Hochman bạn có thể cần uống thuốc statin nếu có những yếu tố rủi ro về tim mạch đáng kể hoặc
-         có huyết áp 140/90 hoặc cao hơn , nếu dưới 60 tuổi ( đối với những người trên 60 tuổi nếu huyết áp tâm thu trên 150)
-         đã có lần bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quy
-         có mức cholesterol (cholesterol level) xấu LDL luôn trên 190 mặc dầu đã thay đổi nếp sống
-         bị bệnh tiểu đường loại 2 và trên 40 tuổi

Những ai có thể thử giảm liều lượng ?

Nếu bạn bị cao huyết áp, tiểu đường loại 2 hay có cholesterol hơi cao thì bác sĩ có thể khuyên bạn uống một thuốc statin cường độ vừa phải ( moderate-­intensity statin) như lovastatin (Mevacor và generic), pravastatin (Pravachol và generic) hoặc simvastatin ( Zocor và generic). Thuốc statin cường độ  mạnh hơn , như atorvastatin ( Lipitor và generic) hoặc rosuvastatin ( Crestor và generic ) ,dành cho những người có tiểu  sử bị nhồi máu cơ tim hay đột quy hoặc có rủi ro rất cao bị một trong hai biến cố này          

Nếu bạn không thuộc các nhóm trên thì bạn có thể yêu cầu bác sĩ giảm liều lượng thuốc hoặc thâm chí ngưng hẳn thuốc nếu đặc biệt bạn không chịu đựng nổi các tác dụng phụ

Một cách để xác định xem điều này có khả thi hay không là dùng máy tính rủi ro bị bệnh tim (heart disease risk calculator) , một dụng cụ  sử dụng các yếu tố như tuổi, giới tính, chủng tộc,huyết áp và cholesterol để tính khả năng bạn có thể bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ trong vòng một số năm nhất định. Nếu rủi ro này cho 10 năm dưới 7.5 phần trăm (nếu bác sĩ áp dụng hướng dẫn  ACC/AHA) hoặc 10 phần trăm (dựa vào khuyến cáo USPSTF) thì-- theo bác sĩ Dunn-- bạn có thể giảm hoặc ngưng thuốc statin

Thế nhưng bạn cần ghi nhớ là nghiên cứu đăng trên June Annals of Internal Medicine đã phát hiện là máy tính thông dụng nhất—máy ước tính rủi ro ASCVD—có thể đánh giá quá cao rủi ro bị bệnh tim trung bình khoảng 20 phần trăm. Ngoài ra theo bác sĩ Sanjay Basu giáo sư tại Đại hoc Stanford thì máy này cũng có thể đáng giá quá cao hoăc quá thấp rủi ro với tỉ lệ một phần ba đối với những người Mỹ gốc Phi châu

Nếu bác sĩ của bạn muốn sử dụng máy tính rủi ro thì bạn có thể  thử dùng loại máy mới của  Basu’s lab hoặc  máy Reynolds Risk Score mà một nghiên cứu trong năm 2015 cho biết là những dụng cụ có ít thiếu sót nhất hiện nay



Bạn cũng có hỏi bác sĩ về loại dụng cụ mới Cardiovascular Disease Population Risk Tool. Dụng cụ này để ý tới các yếu tố mà các dụng cụ khác không xét tới như tình trạng nhân khẩu học-xã hội (scio-demmographic status) vả ô nhiễm môi trường. Hiện chưa có khảo cứu nào so sánh dụng cu này với các máy tính khác



Bốn bước thay đổi nếp sống có thể giúp ích

Dù là bạn muốn giảm bớt liều lượng thuốc, ngưng hoàn toàn thuốc vể tim hoặc chỉ đơn giản muốn cải thiện sức khỏe tổng thể của tim (overall heart health) thì bạn hãy thử thực hiện các bước sau đây

1- Giảm cân nặng dư thừa  Theo 2014 Cochrane Review thì  trọng lương của bạn chỉ cần giảm được 9 pound thí huyết áp tâm thu ( systolic)đã giảm được 4.5 mmHg và huyết áp tâm trương ( diastolic)giảm đươc 3mmHg

2. Ăn uống đúng cách  Thói quen ăn uống thích hợp có thể giúp bạn đạt được hoặc duy trì được môt cân nặng lành mạnh. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Circulation vào tháng hai thì chế độ ăn chay và chế độ ăn Địa Trung Hải ( Vegetarian and Mediterranean-style diets ) có thể giúp giảm mỡ cơ thể và sức cân nặng như nhau . Thế nhưng chế độ ăn chay hiệu nghiệm hơn trong việc giảm mức cholesterol LDL(xấu) còn chế độ Địa Trung Hải—giàu về trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, dầu ô-liu và protein nạc—lảm giảm nhiều hơn triglyceride, loại mỡ trong máu có liên quan tới bệnh tim. Tiêu thụ dưới 2,300 mg sodium một ngày (less than 2,300 mg of sodium daily ) cũng đươc chứng tỏ là giảm được huyết áp

3. Tập thể dục  . Những người theo đúng hướng dẫn hiện hành về hoạt động –tức là mỗi tuần lễ dành 150 phút cho những hoạt động thể lực từ  vừa phải tới mạnh mẽ--có rủi ro bị các biến cố tim mạch thấp hơn 22 phầm trăm so với những người ít hoạt động ( low physical activity levels). Điều này đúng ngay cả cho những người có những yếu tố rủi ro bị bệnh tim có vẻ như không thay đổi được (seemingly unmodifiable), chẳng hạn như tiểu sử bệnh lý gia đình

4. Tránh ô nhiễm không khí. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism vào năm 2016 đã phát hiện là những người, thở không khí có mật độ hạt -- như khói xe  và bụi –cao hơn bình thường, có mức đường huyết (blood sugar 



levels) cao hơn, mức cholesterol xấu LDL cao hơn và mức cholesterol tốt HDL thấp hơn ; cả ba yếu tố này làm tăng rủi ro bị bệnh tim. Bạn có thể tìm kiếm mức ô nhiễm không khí ( pollution levels) trên trang mạng airnow.gov , và vào những ngày ô nhiễm nhiều bạn chỉ nên ra ngoài trời trước vào sau giờ cao điễm (rush hour ) vì vào lúc này mức ô nhiễm không khí có xu hướng thấp hơn.             

The Truth About Heart Medications: When you need them, when you may not, and how to get your doses down  - Hallie Levine -September 26,2018