Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Sự khác biệt giữa các bệnh tiền tiểu đường, tiểu đưởng loại 1, loại 2 và tiểu đường do thai nghén




Bạn  có biết là có nhiều loại bệnh tiểu đưởng khác nhau, mỗi loại có nguyên nhân  và các yếu tố rủi ro riêng của nó. Biết được điều này rất quan trọng bởi vì hiện nay có quá nhiều người mắc bệnh này-- theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ (ADA) riêng tại Hoa kỳ đã có 29 triệu người bị bệnh tiểu đưởng tức là 9 phần trăm dân số. Các chuyên gia y tế ước tính con số này sẽ còn gia tăng vỉ bệnh mập phì trở thành một vấn để lớn lao về sức khỏe , thế mà quá mập hay mập phì có nhiều khả năng dẫn tới bệnh tiểu đường

Dưới đây là các khác biệt cơ bản giữa các bệnh tiền tiểu đường, tiểu đường loại 1 loại 2 và tiểu đường do thai nghén

Bệnh tiền tiểu đường (Prediabetes)

Khi bạn bị bệnh tiền tiểu đường thì đường trong máu ( đường-huyết) đủ cao để một ngày nào đó bạn sẽ  bị bệnh tiểu đường  loại 2. Bệnh tiền tiểu đường là một mối quan tâm chính tại Hoa kỳ vỉ theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ (ADA) hiện có tới 86 triệu người Mỹ mắc bệnh này



Bác sĩ chẫn đoán bệnh tiền tiểu đường bẳng các nhìn vào số đo mức đường-huyết. Thử nghiệm đường-huyết lúc đói (Fasting blood sugar) là một thử nghiệm glucoz (một loại đường) trong máu sau khi bạn đã nhịn đói ít nhất 12 tiếng. Số đo đường-huyết khi đói trong khoảng từ 100 đến 125 là chỉ dấu của bệnh tiền tiểu đường,

Một chỉ dấu khác của bệnh tiền tiểu đường là số đo hemoglobin A1C ỡ trong khoảng từ 5.7 tới 6.4.  Số đo hemoglobin A1C cho biết mức trung bình cũa đường-huyết trong một thời gian ba tháng, và được xác đinh qua thử nghiệm máu



Nếu không làm thử nghiệm đường-huyết hay A1C thỉ bạn có thể không biết mình bị bệnh tiền tiểu đường. Tin mừng là nếu bạn biết mình bị bệnh này thì bạn vẫn còn có thời gian thay đổi nếp sống để tránh nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách giảm cân, tập thễ dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, ăn uống lành mạnh hơn và tham gia những chượng trình như National Diabetes Prevention Program của Trung tâm Kiểm soát và Phỏng ngừa Bệnh tật (CDC)

Nếu bạn gỉảm được từ 5 phần trăm tới 10 phẩn trăm trọng lượng cơ thể thì bạn có thể giảm được 60 phẩn trăm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2



Bệnh tiểu đường loại 1



Khi bạn bị bệnh tiểu đường loại 1, cơ thể không thể sản xuất hormon insulin. Insulin  giúp cơ thể thâu nạp glucoz có trong thực phẩm bạn ăn vào  để tạo ra năng lương. 


Bệnh tiểu đường loại 1 thường được chẩn đoán ở các trẻ em và các thiếu niên vì những người bị tiểu đường loại 1 thường có bệnh này ngay từ lúc sinh ra. Tuy nhiên bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh tiều đường loại 1 ở người trưởng thành. Bạn có nhiều khả năng bị bệnh tiều đưòng loại 1 nếu bạn có người thân trong gia đình như bố mẹ hoặc anh chi em bị bệnh này

Khi bạn bị bệnh tiểu đường loại 1 thì cách mà cơ thể tồn trữ đường-huyết dư thừa không được kiểm soát tốt. Vì vậy bạn cần insulin để giúp quản lý bệnh tiểu đường và kiễm soát đường-huyết của bạn , nói rõ hơn insulin giữ vai trò then chốt trong việc tồn trữ đường-huyết dư thừa 


Nếu không được chữa trị, bệnh tiểu đường loại 1 có thể ảnh hưởng tới cơ thể bẳng nhiếu cách và thậm chí  có thể lấy mạng sống của bạn. Bạn có thễ bị mất thị lực, bị tỗn thương thẩn kinh hay mắc bệnh tim và thận.

Bạn phải chích insulin để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 1 và khám sức khỏe đều đặn để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng vể sức khỏe




Bệnh tiểu đường loại 2


Khi bạn bị bệnh tiểu đường loại 2 thì cơ thể hoặc không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng mức. Bệnh tiểu đường loại 2 này khác loại 1 bởi vì cơ thể người bị bệnh tiểu đường loại 1 không sản xuất được insulin. Một khác biệt nữa là bệnh tiểu đường loại 2 phần lớn là do nếp sống không lành mạnh gây ra như không tập thễ dục, ăn những thực phẫm không lành mạnh và quá béo mập



Trong khi bệnh tiểu đường loại 1 thường có những triệu chứng đột ngột như đi tiểu thường xuyên, cảm thấy mệt mỏi hoặc thâm chí cảm thấy như bị cúm thì  trái lại bệnh tiểu đường loại 2 cần thời gian để phát triển . Thật vậy, bạn có thể thậm chí không biết mình bị tiểu đường loai 2 cho tới khi các triệu chứng---bao gồm khát nước hay đói bụng nhiều hơn, hoặc giảm cân đột ngột-- xẩy ra thường xuyên hoặc cho tới khi bạn  thữ nghiệm đường-huyết

Bệnh tiểu đường loại 2 hiện đang gia tăng trên tòan cầu, và phần lớn người Mỹ bị tiểu dường đều mắc bệnh tiểu đường loại này.  Bệnh tiều đường loại 2 thông thường có liên hệ với bệnh mập phì (obesity), tuy nhiên không phải ai bị bệnh tiểu đường loại 2 cũng đều quá mập.


Tuy rằng thói quen ăn uống, tâp thể dục và trọng lượng cơ thể có thể ảnh hưỡng tới rủi ro phát triển bệnh tiểu đường loại 2 , nhưng nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh tiểu đường loại 2 thỉ bạn sẽ có rủi ro cao bị bệnh này. Ngoài ra bệnh tiểu dường loại 2 cũng thông thưởng hơn khi bạn vể già; có người khi tới tuổi 86 mới được chẩn đoán bị bệnh tiểu đưởng này


Bạn có thể thay đổi nếp sống để giữ đường-huyết trong tầm kiểm soát khi bạn bị bệnh tiểu đưởng loại 2. Ăn uống lành mạnh, tập thể dục, ngủ đủ giấc và quản lý stress là những điều quan trọng bạn cần phải làm để  giảm sức đề kháng insulin của cơ thể và kiểm soát đường-huyết.

Đôi khi, những người bị tiểu đưởng loại 2 (cũng như những người bị tiền tiểu đường và tiểu dưởng do thai nghén)  phải uống thuốc để kiểm soát đường huyết. Nếu thuốc uống không hiệu nghiệm thỉ họ sẽ phài chích insulin

Loại bệnh tiểu đường bạn mắc phải--dù là loai 1 hay loai 2--không thay đổi với thời gian. Điều này có nghĩa là bạn luôn luôn chỉ có thể có hoặc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc bệnh tiểu đường loại 2 , chứ loại 2 không thể trở thành loại 1 được



Bệnh tiểu đường do thai nghén



Bệnh tiểu đường do thai nghén (gestational diabetes) khác với trường hợp đã bị tiểu đường rồi mới mang thai


Khi bạn bị bệnh tiểu đường do mang thai thì cơ thể bạn không sản xuất được đúng số lượng insulin. Bạn lên cân và tuyến tụy (pancreas) không sản xuất được insulin.



Bệnh tiểu đường do thai nghén được chẩn đoán bẳng cách làm thử nghiệm glucoz uống (oral glucose test) vào tuần lệ thai nghén thứ 24 hoặc sau tuần lễ này. 

Một chế độ ăn uống lành mạnh và hoat động thể lực đều đăn có thễ giúp giữ đường-huyết trong tầm kiểm soát, cũng như việc khám bệnh đều đặn. Một số phụ nữ mang thai còn cẩn phải uống thuốc trị tiểu đượng hoăc chích insulin



Bệnh tiểu đường do thai nghén có thễ chấm dứt sau khi bạn sanh con. Bác sĩ sẽ kiễm tra lại khoảng 6 tháng sau khi bạn sanh để chắc chắn là bạn không còn bị tiểu đường

Tuy nhiên, các phụ nữ bị bệnh tiểu đường do thai nghén và các con họ sanh ra đều có rũi ro cao bị bệnh tiểu đưởng loại 2 vể sau này


What Are the Differences Among Type 1, Type 2 and Gestational Diabetes?Vanessa Caceres- April 4,2017