Sự tiếp xúc với các dung môi độc hại gây nên bệnh Parkinson
Sự tiếp xúc (exposure) với dung môi công nghiệp TCE (trichloroethylene) làm tăng nhiều rủi ro mắc bệnh Parkinson,và sự tiếp xúc với hai dung môi (solvents) khác cũng nâng cao nguy cơ phát triển những rối loạn thoái hóa thần kinh
Tại Hoa kỳ số người bị bệnh Parkinson lên tới 500,000 và có trên 50,000 ca mới đưọc phát hiện mổi năm.Một số nghiên cứu gợi ý là các yếu tố di truyền và môi trường có thể gây nên bệnh Parkinson, và nhiều nghiên cứu khác cho biết là sự tiếp xúc với các dung môi có thể gia tăng rủi ro này.
Trong nghiên cứu mới này, các nhà khảo cứu Hoa kỳ đã phỏng vấn 99 cặp song sinh cao tuổi về các công việc và sở thích của họ trong suốt cuộc đời. Kết quả cho thấy là dung môi TCE tăng rủi ro bị bệnh Parkinson lên gấp sáu lần và sự tiếp xúc với PERC (perchloroethylene) và CCI4 (carbon tetrachloride) cũng tăng cao rủi ro này
Bác sĩ Samuel Goldman trưỡng nhóm nghiên cứu cho biết “ Các phát hiện cũa chúng t ôi, cũng như các báo cáo liên hệ trước đây , cho thấy là khoảng thời gian từ lúc tiếp xúc với TCE tới khi phát bệnh [Parkinson] là 40 năm , Như vậy chúng ta có đủ thời gian để có cơ hội làm chậm tiến trình của căn bệnh trước khi những tri ệu chứng lâm sàng xuất hiện
Nghiên cứu trên chỉ chú trọng vào sự tiếp xúc do công việc, chứ thật ra các dung môi rất thông thuờng gặp thấy trong đất, nuớc ngầm và không khí tãi Hoa kỳ. Chẳng hạn các nguồn cung cấp nước uống có mức độ TCE được dò thấy lên tới 30 phần trăm. Theo bác sĩ Goldman “ nghiên cứu của nhóm của ông xác nhận là các chất gây nhiễm môi trưởng thông thường có thể gia tăng rủi ro phát triển bệnh Parkinson và như thế có ảnh hưỡng lớn lên sức khoẻ công cộng”
Cà ba dung môi có liên hệ với bệnh Parkinson được dùng rộng rãi trên khắp thế giới và TCE là thành phần thường thấy trong sơn, keo dính, thuốc giặt thảm và các dung môi tẩy hóa học quần áo (dry-cleaning) .Tại Hoa ký mổi năm nhiều triệu pounds TCE được thải vào môi trường chung quanh
-------------
Ghi chú Bệnh Parkinson xuất hiện do các tế bào não kiểm soát vận động cơ bắp bị thoái hóa dần. Những tế bào này sản sinh dopamin - một chất có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu giữa các tế bào. Khi chúng thoái hóa, lượng dopamin sẽ giảm dần trong cơ thể người bệnh, dẫn đến các triệu chứng Parkinson (đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt.
Bệnh Parkinson thường xuất hiện ở những người hơn 60 tuổi (có một số trường hợp trẻ hơn, khoảng trên 40 tuổi). Đây là một bệnh tương đối phổ biến với tỷ lệ mắc là 90-100/100.000 dân và tỷ lệ mới mắc là 20/100.000 dân/năm.
Exposure to Toxic Solvents Linked to Parkinson's Disease Health Day- Nov 16,2011
Chữa chấn thương tủy sống bằng tế bào gốc lấy từ răng
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản vừa chữa trị thành công các chấn thương tủy sống cho một chú chuột bằng cách sử dụng các tế bào gốc đặc biệt lấy từ răng của con người.
Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết có thể chữa trị chấn thương tủy sống bằng tế bào gốc lấy từ răng – |
Nhóm nghiên cứu trên, do giáo sư Minoru Ueda và phó giáo sư Akihito Yamamoto của Đại học Nagoya chỉ đạo, đã phát hiện các tế bào gốc nằm trong tủy răng của các em bé và các răng khôn có khả năng phát triển thành hàng loạt loại tế bào khác nhau, trong đó có dây thần kinh.
Họ đã cấy các tế bào đa năng này vào 10 con chuột có chân sau không cử động được do bị chấn thương tủy sống. Chỉ khoảng một tháng sau, tất cả chân của chúng đều có thể cử động. Thậm chí một số con đã phục hồi khả năng vận động như bình thường.
Nhóm nghiên cứu cho biết tất cả mọi người đều có các tế bào gốc tủy răng và có thể dễ dàng chiết xuất. Các tế bào này cực kỳ an toàn và có thể ứng dụng trong thực tiễn. Theo giáo sư Ueda, Đại học Nagoya thường giúp lấy khoảng 5.000 răng khôn/năm. Họ có thể bào chế thuốc từ các răng này trong tương lai.
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào hiệu quả để chữa trị chấn thương tủy sống. Người ta hi vọng có thể sản xuất các loại thuốc tái sinh các tế bào gốc từ trứng được thụ tinh (ES) và các tế bào gốc đa năng (iPS). Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng các tế bào ES và iPS có thể gây ra các vấn đề về đạo đức và có nguy cơ gây ung thư.
Sinh Tố B1, Khắc Tinh Của Bệnh Rối Loạn Âu Lo (Anxiety Disorder)
Bệnh rối loạn âu lo (anxiety disorder) , bệnh kích thích quá độ, hay bệnh thần kinh căng thẳng là một loại bệnh thuộc về tâm lý nhưng lại thể hiện trên sinh lý của toàn bộ cơ thể.
Người mắc bệnh rối loạn âu lo, thần kinh lúc nào cũng căng thẳng, lúc nào cũng lo sợ bâng quơ, sợ mưa, sợ gió, sợ rằng mình sẽ không khỏe mạnh nữa, sẽ mắc bệnh, sẽ bị lẫn (Alzheimer) hoặc gặp tai nạn gì đó. Có người lúc nào cũng thắc mắc không biết có bị con cái bỏ rơi không, lúc mình chết có đau đớn không, có kéo dài những ngày tháng tuyệt vọng không, chết ở đâu, có phải nằm cô đơn trong Nursing Home chờ cái chết đến hay không… Dần dần những lo lắng đó sẽ tăng dần cường độ, biến thành bệnh trầm cảm. (Căn bệnh Alzheimer thì khác nguyên nhân, nhưng cũng phát sinh từ việc tế bào óc bị teo lại.)
Người mắc bệnh này có thể thấy tay chân mình lúc nào cũng lạnh, hoặc bồn chồn, có cảm giác buồn buồn bất thường hoặc tê cứng. Các ngón tay có thể bất ngờ rút lại, gây đau đớn. Đầu óc thì hoang mang, sợ hãi, hay giật mình khi có tiếng động bất thường, xem phim hành động thì thấy tim bị bóp lại, đau thốn. Miệng ăn không thấy ngon, và ăn bao nhiêu cũng thấy đói. Mắt thì có thể kèm nhèm và hay buồn ngủ bất thường. Người mắc bệnh này bạ chỗ nào cũng ngủ. Đang nói chuyện cũng ngủ. Xem truyền hình thì ngáy hoặc ngủ gật liên miên, nhưng khi đi ngủ thật vào ban đêm, lại hay thao thức, khó ngủ. Một số người lại có cảm giác như đau tim, âm ỉ ở ngực trái. Vài người bị bệnh tim đập nhanh khi ngủ Từ đó, lại càng âu lo hơn, sợ hãi hơn. “Chết rồi! Mình lại mắc bệnh đau tim nữa! Không biết khi nào thì phải gọi cấp cứu 911!” Và cứ thế, người bệnh bạc nhược dần đi, đờ đẫn, mất linh động trong sinh hoạt, trở nên vật vờ và dần dần né tránh giao thiệp cho dù là với các bạn thân hay các người trong gia đình.
Điều đáng ngại là sau khi thấy tình trạng cơ thể bất thường, các bệnh nhân lập tức đi khám bệnh và đòi uống thuốc mà các thứ thuốc thường được các Bác Sĩ kê toa theo yêu cầu đều là thuốc an thần, thuốc ngủ. Thực tế, đa số các loại thuốc này đều có tính chất gây nghiện, nếu dùng vài lần mà thấy ngủ ngon, thì sẽ có nhu cầu phải uống hoài. Hễ không có thuốc, lại mất ngủ. Nếu đòi uống thuốc mà Bác Sĩ không cho, lại giận hờn và bỏ đi tìm Bác Sĩ khác.
Điều đáng ngại là sau khi thấy tình trạng cơ thể bất thường, các bệnh nhân lập tức đi khám bệnh và đòi uống thuốc mà các thứ thuốc thường được các Bác Sĩ kê toa theo yêu cầu đều là thuốc an thần, thuốc ngủ. Thực tế, đa số các loại thuốc này đều có tính chất gây nghiện, nếu dùng vài lần mà thấy ngủ ngon, thì sẽ có nhu cầu phải uống hoài. Hễ không có thuốc, lại mất ngủ. Nếu đòi uống thuốc mà Bác Sĩ không cho, lại giận hờn và bỏ đi tìm Bác Sĩ khác.
Một số Bác sĩ chuyên môn về tâm lý, vì đã nhìn thấy trước các hiệu quả tất yếu của việc lạm dụng thuốc, cũng như biết rằng chẳng có thứ thuốc nào triệt tiêu được căn bệnh, thường khuyên bệnh nhân nên tập thể dục, nhưng đa số bệnh nhân không đủ ý chí để tập thể dục. Những bệnh nhân chưa vào tình trạng nặng thì nghe lời khuyên của Bác Sĩ mà cố gắng tập thể dục, bơi lội, chạy trên máy, đi bộ, hoặc tập phương pháp khác nhẹ nhàng như Thiền, Tài Chi và thấy một số kết quả khích lệ, nhất là bơi lội. Tuy nhiên, số người có thể bơi lội lại không nhiều; một số khác đi bộ lại chỉ đi bộ tàn tàn kiểu “cỡi ngựa xem hoa”, không đi nhanh và vung tay cũng không kết hợp hơi thở, nên kết quả cũng không có. Tập Thiền hay Tài Chi thì cần kiên nhẫn và ý chí thật mạnh, khi tập phải dồn hết tư tưởng vào các động tác thở mới có kết quả và tác dụng đến nhanh hay chậm lại tùy theo ý chí của mỗi người. Bởi thế, có người tập một thời gian thì chán, bỏ đi tìm phương pháp khác hay tìm Thầy khác trong tuyệt vọng.
Nói chung, một khi mắc phải căn bệnh này rồi, thì hy vọng khỏi hẳn rất hiếm.
Nhân một cơ hội gặp Bác Sĩ, Giáo Sư Y Khoa Lương Vinh Quốc Khanh, Chủ Tịch Cơ Quan Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ, người đã được tặng danh hiệu là “International Scientist of the Year” (Khoa Học Gia Quốc Tế của Năm), người đã có nhiều công trình nghiên cứu đặc biệt được đăng trên các tập san Y Khoa quốc tế cũng như được cho vào các chương trình giảng dậy tại các đại học Y Khoa Hoa Kỳ, như công trình nghiên cứu về Vitamin D để trị bệnh ung thư, vitamin D trị bệnh lao phổi, đặc biệt là dùng Vitamin B1 để trị bệnh trầm cảm, người viết đã thực hiện một cuộc phỏng vấn nhanh về căn bệnh âu lo đáng sợ này.
Nhân một cơ hội gặp Bác Sĩ, Giáo Sư Y Khoa Lương Vinh Quốc Khanh, Chủ Tịch Cơ Quan Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ, người đã được tặng danh hiệu là “International Scientist of the Year” (Khoa Học Gia Quốc Tế của Năm), người đã có nhiều công trình nghiên cứu đặc biệt được đăng trên các tập san Y Khoa quốc tế cũng như được cho vào các chương trình giảng dậy tại các đại học Y Khoa Hoa Kỳ, như công trình nghiên cứu về Vitamin D để trị bệnh ung thư, vitamin D trị bệnh lao phổi, đặc biệt là dùng Vitamin B1 để trị bệnh trầm cảm, người viết đã thực hiện một cuộc phỏng vấn nhanh về căn bệnh âu lo đáng sợ này.
-H: Thưa Giáo Sư, được biết anh đã có một công trình nghiên cứu về bệnh Anxiety Disorder, mà tôi dịch tạm là rối loạn âu lo, và công trình này đã được đăng trên Tập San Y Khoa Quốc.
Tế (*). Xin anh cho biết thêm về các định nghĩa về căn bệnh này .
Tế (*). Xin anh cho biết thêm về các định nghĩa về căn bệnh này .
-Đ: Thưa anh, bệnh Anxiety Disorder là một căn bệnh lúc nào cũng thấy lo lắng trong người, lo bâng quơ, không biết chính xác lo lắng về điều gì. Lúc nào người bệnh cũng chờ đợi một chuyện gì sẽ xẩy đến cho mình, hoặc lo là mình sẽ đau tim, sẽ bị bệnh ung thư…Lo quá rồi đột quỵ, phải đưa đi cấp cứu hoài. Sự trở bệnh lại hay diễn tiến vào ban đêm. Nhiều người bệnh, cứ đến đêm là gọi “Bác Sĩ ơi, tôi đau tim quá!” Thực tế thì khi đến nơi cấp cứu, các bác sĩ chỉ có một phương pháp cho uống hoặc chích thuốc an thần mà thôi. Còn về các định nghĩa về bệnh này cũng có sự khác nhau. Có định nghĩa cho là bệnh phải kéo dài 6 tháng mới thật là bệnh, nhưng cũng có định nghĩa ngắn hơn, trước 6 tháng, có khi chỉ 3 tháng thôi. Theo nghiên cứu, có tới 60% bệnh nhân âu lo biến thành trầm cảm thật sự, người bệnh thấy chán đời, có ý định muốn tự tử. Rất nhiều người buồn bã và lo lắng, không hiểu tại sao Bác Sĩ lại không tìm ra nguyên nhân căn bệnh mà chữa cho dứt điểm. Cứ uống thuốc thì khỏe nhưng ngưng thuốc một thời gian, lại bị trở lại. Trường hợp hoàn toàn dứt bệnh chỉ có khoảng 20%, còn lại 80% sẽ mang bệnh suốt đời và càng ngày càng lệ thuộc hơn vào thuốc an thần được tăng “dose” lên từ từ. Chính mẹ ruột tôi, đã bị bệnh này. Cụ được đưa đi chữa trị bởi bao nhiêu bác sĩ nhưng không có hiệu quả. Theo tôi, thời gian qua, chưa có các phương pháp điều trị nào có thể trị dứt hẳn bệnh.
-H: Vâng, đúng thế. Tôi có nhiều người bạn, người thân mắc bệnh âu lo này và cho đến nay, họ đã đi qua rất nhiều thầy thuốc, nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh. Trong khi ấy, nghe nói anh đã tìm được một phương pháp mới đem lại niềm hy vọng cho những người bệnh này: dùng Vitamin B1 chích vào bắp thịt để trị bệnh căng thẳng thần kinh. Anh có thể cho biết thêm chi tiết được không?
-Đ: Qua nhiều năm nghiên cứu, tôi thấy các người bệnh âu lo này đều thiếu Vitamin B1 trầm trọng. Tôi đã cho uống Vitamin B1 thì không thấy có hiệu quả gì, nhưng sau khi chích Vitamin B1 vào thẳng bắp thịt, thì người bệnh linh hoạt hẳn lên và khỏi bệnh rất mau. Nhiều người đang u uất, trầm cảm, đặt đâu ngồi đó, mà sau khi được chích Vitamin B1, đã sinh hoạt bình thường trở lại một cách vui vẻ. Bài nghiên cứu về việc xử dụng Vitamin B1 vào trị bệnh rối loạn kích thích này đã được đăng trong Tập San Nghiên Cứu Y Khoa Hoa Kỳ (*) và sắp tới đây, trong ngày họp của các bác sĩ chuyên môn trên toàn thế giới tại College of Nutrition, New Jersey, tôi được mời để nói chuyện về phương pháp trị liệu mới này.
-H: Rất vui mừng khi được biết công trình nghiên cứu của anh đã đem lại nhiều niềm vui cho những người kém may mắn và cũng rất hãnh diện có người Việt Nam mình vang tiếng nói trong giới y khoa quốc tế. Thưa anh, về việc xử dụng Vitamin B1, tại sao lại không cho uống mà chỉ có chích bắp thịt mới có hiệu quả? Vậy mấy loại thuốc viên Multivitamin mà người ta bán ngoài thị trường không có tác dụng gì sao?
-Đ: Thưa anh, trong thành ruột non, có một tác nhân hấp thụ các chất bổ dưỡng vào máu. Từ máu, các chất bổ được chuyển tới các chi phận của cơ thể. Bệnh lo lắng, trầm cảm phát sinh từ các tế bào não đã bị suy yếu. Muốn trị bệnh, thì tế bào não phải được tiếp nhận Vitamin B1. Chu trình chuyển hóa chất bổ dưỡng từ thành ruột non lên não vẫn được tiếp diễn tốt đẹp với các người trẻ. Nhưng với tuổi già, các tác nhân hấp thụ đã không hoạt động được tốt đẹp như xưa nữa, cho nên các chất bổ như Vitamin B1 khi uống vào, chưa kịp hấp thụ đã tiêu ra ngoài hết. Do đó, nếu cần trị bệnh căng thẳng thần kinh, phải chích trực tiếp vào bắp thịt để vào thẳng máu, mới có hiệu quả.
-H: Thưa anh, phải dùng “dose” nào mới trị được bệnh này?
-Đ: Nên chích 100mg mỗi ngày và chích liên tục. Thường thì chỉ cần một, hai ngày đã thấy hiệu quả.
-H: Liệu chích như vậy có bị “over dose” không? Đôi khi dùng nhiều thuốc bổ quá cũng có tác dụng ngược, phải không anh?
-Đ: Để bảo vệ cơ thể, thường thì người ta chỉ cần 1mg một ngày là đủ. Nếu dùng 100 mg một ngày thì đã gấp 100 lần nhu cầu. Nhưng thật ra, trong cách điều trị bệnh nghiện rượu, với những con nghiện nặng, lên cơn đòi rượu, các Bác Sĩ đã phải dùng đến 1000 mg một ngày mới kềm chế được cơn nghiện rượu. Vì thế, lượng 100 mg Vitamin B1 một ngày để trị bệnh âu lo cũng không phải là quá lớn.
(*) Scientific Research, International Journal of Clinical Medicine, 2011, 2, 439-443
Doi:10.4236/ijcm.2011.24073 Published Online September 2011 (http://www.SCiRP/org/journal/ijcm)
Doi:10.4236/ijcm.2011.24073 Published Online September 2011 (http://www.SCiRP/org/journal/ijcm)
4 loại rau cần tăng cường ăn trong mùa đông
Tạp chí New York gần đây đã công bố danh sách 4 loại rau bạn và gia đình nên ăn trong mùa đông để tăng cường hệ miễn dịch và tránh xa bệnh tật mùa lạnh giá này.
Theo đó, bạn nên bổ sung thường xuyên 4 loại rau dưới đây vào thực đơn lành mạnh hàng ngày để chống lại cảm lạnh, cho làn da không bị khô nẻ và nhiều nếp nhăn. Nguyên nhân là do những loại rau này có nhiều vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó chúng lại có nhiều chất chống ô xy hóa rất tốt để ngăn ngừa tình trạng da lão hóa trong mùa đông.
1Bí ngô
Là một loại trái cây rất phổ biến trong mùa đông và chúng có màu vàng tươi sáng bắt mắt. Điều này cũng có nghĩa là chúng có chứa nhiều chất carotenoids giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch hữu hiệu.
Bí ngô cũng rất giàu chất chống ô-xy hóa và là một loại thực phẩm chống viêm có thể ngăn chặn tất cả các nguy cơ bệnh tật xâm nhập vào cơ thể.
Vào mùa đông, bạn có thể nấu canh bí ngô hay nướng chúng hoặc làm súp bí ngô đều là những món ăn rất tuyệt và nhận được nhiều lợi ích bảo vệ sức khỏe.
2. Củ cải đường
Củ cải đường cũng là một loại rau phổ biến trong thời tiết lạnh. Củ cải đường rất giàu folate và vitamin C, chúng nổi tiếng là một loại thực phẩm trị khản tiếng, chảy máu cam, nhiệt miệng trong mùa đông.
Để nhận được những lợi ích từ củ cải đường, bạn có thể chế biến chúng thành nhiều món ăn khác nhau như luộc, kho, xào, làm dưa…
3. Củ cải trắng
Củ cải trắng giúp làm sạch và hỗ trợ tiêu hóa bởi nó giúp làm sạch dạ dày, đào thải các độc tố của cơ thể ra ngoài.
Ngoài chế biến củ cải thành món ăn, bạn có thể uống nước ép củ cải cũng giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng để đối phó với cảm lạnh, cảm cúm trong mùa đông.
4. Cải bắp
Cải bắp cũng được coi là một loại rau phổ biến trong mùa đông. Đặc biệt những cải bắp lá xoăn là thực phẩm tuyệt vời để ăn kèm cùng các món hầm, súp, mì ống nóng hổi trong ngày đông giá lạnh.
Cải bắp cũng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều chất chống ô-xy hóa và nhiều vitamin thực vật lành mạnh. Đây là một loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
-
MỔi TUẦN MỘT CHỦ ĐỀ GỒM NHỮNG BÀi TRÍCH TỪ TINTUCCAONIEM.COM
CHỦ ĐỀ TUẦN NÀY: NHỮNG DẤU HIỆU BÁO TRƯỚC BỆNH TẬT