Quá trình tiêu hóa có vẻ như khá đơn giản khi xét trên bề mặt. Bạn đưa thức ăn vào miệng, nhai và nuốt. Sau đó cơ thể sẽ tiêu hóa thức ăn thành các thành phần mà cơ thể có thể hấp thụ. Những thứ còn lại được thải ra ngoài.

(Nastco/iStock)

Tuy vậy, thực tế thì tiêu hóa lại là một quá trình phức tạp có thể bị ảnh hưởng rất dễ dàng bởi nhiều yếu tố, từ việc nhai không kỹ tới thiếu hụt enzyme, acid dạ dày, hoặc cân bằng các loại vi sinh giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng.


Thực phẩm bạn ăn có thể làm ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới sức khỏe tiêu hóa, với lượng thức ăn chế biến sẵn, biến đổi gene, chứa nhiều đường là một trong những nguyên nhân chính. Nếu thức ăn của bạn chủ yếu là các loại như vừa liệt kê, thì đường ruột rất dễ bị viêm, loét, và mang lại nguy cơ bệnh kinh niên về đường tiêu hóa.

Thay đổi khẩu phần ăn với các loại siêu thực phẩm sau có thể cải thiện hiệu quả và làm lành các vết thương trong hệ tiêu hóa.

1. Lô hội

Chất nhầy trong lô hội tươi có rất nhiều enzyme và chất kháng khuẩn, nấm, và các tính chất kháng vi sinh khác. Nó cũng có tính kháng viêm, nên lô hội rất hữu ích trong việc làm dịu đi các cơn đau đường ruột.
(utah778/iStock)
Lô Hội khá hữu dụng trong việc làm dịu đi các cơn đau đường ruột (utah778/iStock)
Nước lô hội có thể hiệu quả trong việc chống lại chứng trào ngược acid, nhưng lý tưởng thì nên trồng lô hội tươi tại nhà, lá dài khoảng 18 inches (45 cm) là thu hoạch được. Những chiếc lá càng dày càng tốt.
Lô Hội cũng chứa rất nhiều polysaccharide kích thích miễn dịch, đặc biệt là mannose, có khả năng kích thích tế bào bạch huyết sinh ra interferon, một loại chất làm phá hủy khối u, và các loại cytokines rất có lợi.
Lợi ích tới từ lớp gel bên trong lá, không phải bên ngoài lá. Chất nhầy bên trong kết hợp với nước cốt chanh sẽ dễ uống hơn. Hơn nữa, Lô Hội còn có lợi trong việc trị các chứng:
  • Nhiễm trùng nấm candida
  • Nhiễm ký sinh trùng
  • Táo bón
  • Loét bao tử do virus H. Pylori gây ra
  • Chứng bệnh Crohn, viêm đại tràng, ruột kích thích

2. Nước xương hầm

Nước xương hầm rất quan trọng trong việc ăn kiêng GAPS, dựa trên các biểu biện của tâm lý và đường tiêu hóa được phát triển bởi bác sĩ Natasha Campbell-McBride.

ThinkstockPhotos-174833983
Nước xương hầm rất dễ tiêu hóa (ThinkstockPhotos-174833983)

Lí do món ăn này trở thành nền tảng của phương pháp không chỉ bởi vì dễ tiêu hóa, nó còn chứa rất nhiều các thành phần tối ưu hệ miễn dịch rất quan trọng trong việc chống lại các chứng bệnh tự nhiễm. Nó có khả năng làm lành vết thương đường ruột rất nhanh.
Phương pháp GAPS thường được dùng cho các trẻ tự kỷ hay gặp các chứng rối loạn đường ruột, những ai gặp dị ứng hoặc có vấn đề tiêu hóa cũng đều thu lợi ích, vì món này có khả năng làm lành những chỗ ruột bị rò rỉ. Nếu như đường ruột bị rò rỉ hoặc có thể thấm qua được, một phần những thức ăn, độc tố, virus, men, và các loại vi khuẩn khác có thể đi qua thành ruột vào máu; đây gọi là ruột rò rỉ.
Khi đường thành ruột bị hư do những chỗ rỉ, các tế bào bị hư có tên là microvilli không thể nào làm việc. Chúng không thể hấp thu các chất dinh đưỡng và sử dụng các loại enzyme quan trọng đối với hệ tiêu hóa.
Thậm chí, tiêu hóa bị suy giảm và hấp thụ dinh dưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi tiếp xúc với những vật thể lạ, cơ thể ngay lập tức tấn công vào những vật thể lạ này. Nó phản ứng lại chứng viêm, dị ứng, và các triệu chứng liên quan tới rất nhiều loại bệnh khác.
Ruột rò rỉ là nguyên nhân của rất nhiều chứng dị ứng và rối loạn tự nhiễm. Khi có quá nhiều độc tố trong cơ thể, kết hợp với chứng rò rỉ ruột sẽ tạo ra hàng loạt những rối loạn khác như tự kỷ, tăng động, và mất khả năng tập trung. Nước xương có chứa nhiều dưỡng chất vốn rất nhiều người Mỹ đang thiếu, hơn nữa còn dễ hấp thu và sử dụng.

3. Dưa chua

Một trong những thành phần quan trọng của chương trình GAPS là nên ăn đồ muối chua hàng ngày, đặc biệt là rau củ quả như sauerkraut và kim chi. Các loại thực phẩm này có chứa nhiều chất thải độc và chứa những loại vi khuẩn có ích nhiều hơn hẳn những loại bổ sung men vi sinh, rất tốt cho vi khuẩn đường ruột. Các loại dưa chua chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa
.
Homemade pickles in brine with garlic, dill and horseradish on woodboard
Chỉ cần ¼ hay ½ bát rau quả chua mỗi ngày, chia đều làm ba bữa ăn, có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa và tổng thể.

Nếu bạn tự làm, nên sử dụng các loại men đã được tối ưu với các chủng vi khuẩn sản xuất ra nhiều vitamin K2. Đây là cách ít tốn kém để tăng lượng vitamin K2, rất quan trọng cho cơ thể.
Nếu bạn thích ăn cay, bạn cũng nên ăn thử Kim Chi. Kim Chi là món ăn truyền thống Hàn Quốc được làm từ dưa chua và hỗn hợp gia vị cay như tiêu tỏi, hành và nhiều thứ khác.
Rất dễ thấy Kim Chi trong các bữa ăn ở Hàn Quốc, được dùng như là món ăn kèm, ăn với cơm hoặc mỳ. Hoặc dùng làm nguyên liệu chính nấu món canh hay hầm. Rất giàu vitamin A và C, và nhờ vào quá trình ủ mà các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột rất nhiều.

4. Nấm sữa và nấm sữa dừa

Nấm sữa và nấm sữa dừa là hai lựa chọn bạn nên thêm vào danh sách thực phẩm lên men của mình. Cả hai đều rất giàu các chất probio và enzyme làm cân bằng các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa.

(Ozgur Coskun/iStock)
Nấm sữa có chứa rất nhiều các chất probio mà bạn có thể có từ các loại thực phẩm bổ khác. (Ozgur Coskun/iStock)

Nấm sữa rất dễ làm ở nhà sử dụng vật liệu hữu cơ, thô, sữa có từ động vật ăn cỏ, hoặc từ nước dừa, vốn chứa rất nhiều chất probiotics mà bạn có thể có từ các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Ngoài ra, nấm sữa được lên men theo phương pháp truyền thống còn có chứa:
  • – Men vi khuẩn có lợi
  • – Khoáng chất, như magne
  • – Các loại amino acid thiết yếu (như tryptophan, vốn rất được biết đến nhờ vào công dụng làm thư giãn hệ thần kinh).
    • Các protein hoàn chỉnh
    • Calcium
    • Vitamin B1, B2, và Biotin B7
    • Vitamin K
    • Phosphorus.
Nếu bạn không thể dùng các chế phẩm từ sữa hoặc bạn muốn thử vị khác, nấm sữa dừa là cách rất tốt để hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Như tờ Đại Kỷ Nguyên từng đăng:
“Nấm sữa dừa cải thiện độ ẩm và cân bằng đường ruột và màng nhầy bằng các loại vi khuẩn men đường ruột rất có lợi. Chứa nhiều loại men có thể tiêu diệt các men gây bệnh khác trong cơ thể như candida, cũng như làm sạch, cải thiện, và làm lành thành ruột, giúp thành ruột có thể dễ dàng kháng lại các vi khuẩn gây bệnh khác như E.Coli, salmonella, và ký sinh trùng”.

5. Trà hạt lanh

(ratmaner/iStock)
Nếu bạn có đường ruột rò rỉ hoặc chứng kích thích ruột, nên thử loại trà này (ratmaner/iStock)

Trà hạt lanh rất dễ làm, chỉ cần đổ 12 ounce (340 gram) nước sôi vào một muỗng hạt lanh để qua đêm (loại bỏ hạt trước khi uống). Thức uống này có thể cung cấp các khả năng làm lành đối với ruột nhờ vào hàm lượng chất béo omega 3, chất xơ hòa tan và các lignan, vốn có tác dụng chống viêm và bôi trơn. Nếu bạn đang mắc chứng rò rỉ ruột hoặc ruột kích thích thì nên thử loại này.

6. Bắp cải tím

(HandmadePictures/iStock)
Bắp cải tím có thể hấp, làm nước, hoặc muối chua. (HandmadePictures/iStock)

Bắp cải tím rất giàu một loại amino acid là L-glutaminde, vốn làm lành các mô mềm trong ruột. Đặc biệt hữu ích đối với người mắc chứng rò rỉ ruột, loét dạ dày, bệnh celiac, bệnh Crohn, hay chứng rối loạn ruột kích thích. Bạn có thể hấp, làm nước, hoặc tốt nhất là muối chua, giúp tăng thêm các enzymes và vi khuẩn có lợi.

7. Tảo lục

(Kesu01/iStock)
Tảo lục duy trì lượng pH tốt cho sức khỏe trong đường ruột, giúp vi khuẩn có thể tồn tại. (Kesu01/iStock)

Tảo lục là một loại tảo nước đơn bào, vốn thường được xem là một loại thức ăn gần như hoàn hảo với rất nhiều tác dụng sức khỏe. Đối với người mới bắt đầu, thì tảo này hỗ trợ cân bằng lượng pH trong ruột, giúp vi khuẩn tốt có thể sinh sôi. Cũng có tác dụng thải độc nhất là các loại thủy ngân và các kim loại nặng khác, rất hữu ích vì thủy ngân tích tụ có thể tạo ra một số rối loạn trong đường ruột và làm giảm khả năng đồng hóa và sử dụng chất béo. Tảo lục thậm chí rất giàu chất xơ, giúp cân bằng đường ruột và giúp cơ thể bạn bài tiết đều đặn hơn.

8. Chùm ngây

The small, round leaves of the moringa tree are packed with nutrients. (iStock/bdspn)
Những cây chùm ngây lá nhỏ tròn có thể chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. (iStock/bdspn)

Cây chùm ngây được xem là cây “thần kỳ”, có lá nhỏ tròn và có rất nhiều dưỡng chất: protein, calcium, beta carotene, vitamin C, potassium, hầu như rất nhiều thứ có thể kể đến. Không lạ gì khi được sử dụng như là nguồn thức ăn và thuốc trong ít nhất 4000 năm qua. Từ quan điểm hỗ trợ tiêu hóa, chùm ngây nhiều chất xơ, và như báo Đại Kỷ Nguyên từng nhắc tới, “làm việc như là bọt biển ở trong ruột, tẩy sạch những gì còn sót lại sau khẩu phần ăn”.
Chất isothiocyanates cũng đáng chú ý, có tác dụng diệt khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn H. pylori, một loại vi khuẩn làm loét dạ dày, viêm đường ruột và ung thư.

9. Hạt mã đề

Lượng khuyến nghị nạp chất xơ mỗi ngày là 20 tới 30 gram, nhưng tốt nhất là 32 gram. Không may là nhiều người chỉ nạp một nửa số đó. Nguồn chất xơ tốt nhất tới từ rau, và hầu như mọi người không ăn đủ rau. Một cách để tăng lượng chất xơ là ăn thêm hạt mã đề.

(HandmadePictures/iStock)
 Ăn hạt mã đề 3 lần một ngày có thể làm tăng thêm 18 gram chất xơ dinh dưỡng. (HandmadePictures/iStock)

Ăn ba lần một ngày có thể thêm vào 18 gram chất xơ (hòa tan và không tan) vào khẩu phần ăn. Để hỗ trợ tiêu hóa, những chất xơ hòa tan như hạt mã đề và các chất tiền sinh học khác giúp nuôi dưỡng môi trường men đường ruột có lợi. Những vi khuẩn này có thể hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch.
Nhớ là hạt mã đề thường có nhiều hóa chất khi thu hoạch, nghĩa là nhiều khi có thể nhiễm thuốc trừ sâu và phân bón. Nên chắc chắn là chỉ ăn hạt mã đề hữu cơ, và chắc chắn không có tạp chất. Rất nhiều nhãn hiệu thực phẩm bổ sung sử dụng nhiều nguyên liệu chế biến tổng hợp mà không hề có chứa mã đề, như là methylcellulose và calcium polycaborphil. Nhiều nhãn hiệu còn thêm chất tạo ngọt và một số phụ gia khác mà  bạn nên tránh.

10. Hạt Chia

(Julia_Sudnitskaya/iStock)
Muỗng hạt chia có chứa tới 10 gram chất xơ (Julia_Sudnitskaya/iStock)

Hạt chia chứa tới 10 gram chất xơ trong hai muỗng cà phê, rất giàu các chất chống viêm và làm dịu đường tiêu hóa. Một trong những tính chất quan trọng nhất của hạt Chia là dễ sử dụng. Có hương vị nhẹ nhàng có thể dùng trong các món ăn khác, và không hề có gluten, rất tốt trị các bệnh celiac, dị ứng gluten, hoặc đối với những người cố gắng loại bỏ gluten. Hạt Chia có thể dùng cho bất kỳ món ăn nào, từ sữa chua cho tới giấm táo, hay nước sinh tố.
Nhớ rằng hạt chia có dạng gelatin khi trộn với chất lỏng, thế nên nếu muốn giòn thì bạn nên rắc lên thức ăn ngay trước khi ăn.

Tác giả: Joseph Mercola, www.mercola.com | Dịch giả: Thu Huyền