Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Cơn đau bụng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Đau bụng dữ dội sau khi ăn chất béo là dấu hiệu tổn thương túi mật. Đau vùng bụng dưới kèm buồn nôn, sốt, ớn lạnh, coi chừng sỏi thận.

 Đau bụng là dấu hiệu của nhiều bệnh, tùy vị trí cơn đau.
                                Đau bụng là dấu hiệu của nhiều bệnh, tùy vị trí cơn đau. (Ảnh: Self).
Đau bụng ở các vị trí khác nhau cho thấy tình trạng sức khỏe khác nhau. Cơn đau như kim đâm hoặc cảm thấy áp lực ở vùng bụng trên ngay dưới xương sườn, có thể bạn đang gặp vấn đề liên quan đến tim, Kristine Arthur, M.D., bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Orange Coast cho biết. Điều này chắc chắn đúng nếu cơn đau kéo dài hoặc bạn có các triệu chứng khác như khó thở.

Sau khi ăn nhiều chất béo, bạn cảm thấy đau đớn tột cùng mà không hết, nên đi kiểm tra túi mật. Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê nằm bên dưới gan, chức năng chính là lưu trữ mật và đưa nó đến ruột non, nơi chất béo được tiêu hóa. Khi túi mật bị viêm, thường do sỏi mật chặn ống mật dẫn đến ruột non, khiến mật tích tụ gây bệnh.
Đau ở trên và giữa bụng xảy ra cùng với cơn buồn nôn và ợ hơi có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim. Đau kèm khó thở, là dấu hiệu khẩn cấp. 
Đau giống như dao đâm vào vùng bụng dưới kèm theo buồn nôn, nôn, sốt và ớn lạnh, coi chừng sỏi thận.
Đau đột ngột ở phía bên phải của bụng dưới, đặc biệt nếu kèm với sốt, là dấu hiệu viêm ruột thừa. Cơn đau ruột thừa thường bắt đầu quanh vùng rốn và di chuyển xuống vùng bụng dưới, ngày càng đau, có hoặc không gây sốt, ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu bạn gặp những triệu chứng này và cơn đau kéo dài, bất thường, phải đến bệnh viện ngay. Viêm ruột thừa thường phải phẫu thuật, nếu chậm ruột thừa bị vỡ gây nhiễm trùng, tử vong.

Bạn đang bị đầy hơi và tiêu chảy hoặc táo bón, chuột rút bụng dưới, là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích (IBS). Hội chứng ruột kích thích mạn tính ảnh hưởng đến 25 đến 45 triệu người dân Mỹ, theo Tổ chức Quốc tế về Rối loạn Chức năng Đường tiêu hóa. Hội chứng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến tuổi dưới 50 và cứ 3 người thì có 2 là nữ. 
Khi cơn đau giữa bụng xuất hiện đột ngột - đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh loét dạ dày hoặc dùng quá nhiều aspirin hay NSAID, có thể là dấu hiệu bị thủng dạ dày. Tình trạng này được coi là một cấp cứu ngoại khoa, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến viêm phúc mạc, gây sốc nhiễm khuẩn trong khoang bụng. Trường hợp này bệnh nhân phải phẫu thuật để xử trí thủng dạ dày.
Đau ở vùng dưới bên trái của bụng là biểu hiện viêm túi thừa, túi nhỏ ở đại tràng có thể bị tắc nghẽn và thủng. Phác đồ điều trị là bằng kháng sinh và làm mềm phân để giảm nguy cơ hình thành áp xe. 
Nếu mất khả năng vận động hoàn toàn do đau dạ dày, bạn có thể mắc bệnh por porria, một nhóm các rối loạn do sự tích tụ các hóa chất tự nhiên tạo ra porphyrin trong cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy kiệt sức, tê liệt tứ chi và thay đổi tâm thần kinh như lo lắng hoặc trầm cảm.
Cuối cùng, nếu bạn đau bụng, giảm cân ngoài ý muốn, thấy máu trong phân, bị thiếu máu, gia đình có người bị ung thư đường tiêu hóa hoặc viêm ruột, cần đi khám tầm soát bệnh.
---------------------------------Đọc thêm
Đau là một trong những phản ứng rõ ràng nhất, khi cơ thể muốn thông báo cho bạn về một trục trặc nó gặp phải. Mặc dù vậy, chúng ta thường hay bỏ qua những tín hiệu này.
Tỉnh giấc với một chút đau ở lưng, cổ hoặc bụng, nhiều người thường cố xoa dịu và "vỗ về" chúng để bắt đầu công việc thường ngày. Bạn có biết đó là lúc cơn đau đang muốn "hét lên" với bạn: "Hãy hoãn công việc lại và đến gặp bác sĩ ngay đi"?
Giải mã cơn đau ở những khu vực trên cơ thể.
Giải mã cơn đau ở những khu vực trên cơ thể.
Trên thực tế, đau thường xuyên ở một khu vực, kéo dài quá một tuần là dấu hiệu nghiêm trọng. Bỏ qua những cơn đau này, bạn có thể phải trả giá bằng cả mạng sống.

1. Tim

Những người có vấn đề về tim thường xuyên cảm thấy đau ở ngực.Trong khi đó, một số cơn đau khác sẽ diễn ra ở dọc cánh tay trái hoặc thậm chí trên lưng. Những cơn đau ở phía bên trái cơ thể sẽ lên quan nhiều hơn đến tim. Đó là bởi vì các vấn đề về tim thường ảnh hưởng đến các cơ quan cùng phía với tủy sống. Chúng cùng chia sẻ con đường xung thần kinh gửi đến tủy.

2. Phổi

Vấn đề về phổi thường biểu hiện bằng các cơn đau ở cổ và vai trên.

3. Gan và túi mật

Đau ở cổ và vai trên cũng có thể là một dấu hiệu trục trặc ở hai cơ quan này, đặc biệt trong trường hợp những cơn đau thường xuyên ở bên phải. Vấn đề rõ ràng hơn với túi mật nếu các cơn đau xảy ra ở vai và cơ hoành một cách đồng thời.

4. Dạ dày và tuyến tụy

Đau bụng và đau phía sau lưng hầu như xuất phát từ hai cơ quan này. Khoảng 50% những người vị viêm tụy mãn tính gặp vấn đề nặng với đau lưng.
Đau lưng cũng có thể gây ra bởi vấn đề ở tụy.
Đau lưng cũng có thể gây ra bởi vấn đề ở tụy.

5. Ruột non

Nếu gặp vấn đề với ruột non, bạn sẽ bị đau bụng ở vùng xung quanh rốn. Nếu bạn cảm thấy một cơn đau bụng như vậy, hãy miêu tả chi tiết cho bác sĩ, nhất định anh ta sẽ hiểu vấn đề nằm ở đâu.

6. Ruột già và ruột thừa

Vấn đề với viêm ruột thừa thường sẽ gây đau rất dữ dội. Cơn đau khu trú ở toàn bộ phần bên phải bụng dưới. Trong khi đó, đau ở vùng trung tâm của bụng là một dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề đại tràng hoặc trực tràng. Tất cả những cơn đau này đều chỉ ra vấn đề trở nên nghiêm trọng rồi, đã đến lúc để gặp bác sĩ.

7. Thận

Các bệnh về thận thường khó để nhận ra với triệu chứng đau. Lí do vì các cơn đau bởi thận xảy ra ở rất nhiều nơi. Nó có thể xảy ra ở toàn bộ diện tích phía dưới lưng, bụng dưới, xương chậu cũng như bên trong đùi.

8. Bàng quang

Đau ở vùng dưới xương chậu là biểu hiện của vấn đề bàng quang. Phía trước và hai bên hông cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo trong trường hợp này.

9. Buồng trứng

Viêm buồng trứng dẫn đến một cơn đau phía trước bụng, ở cả hai bên. Nếu cơn đau gây ra bởi u nang, nó sẽ rất dữ dội.