Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

8 lý do khiến bạn mất trí nhớ

Dịch từ " Is Your Memory Getting Worse? Doctors Share 8 Reasons for Memory Loss 

Stephanie Dolgoff- September 21, 2021"

monitor with stickie reminders all over it

Những miếng giấy màu vàng dính đầy trên màn hình máy tính của bạn. Những ghi nhớ  trong cuốn sổ tay của bạn. Một danh sách trên có ghi những chữ vắn tắt như “Chìa khóa? Bộ sạc điện? Túi tạp hóa tái sử dụng? Trẻ nhỏ?" dán đằng sau cánh cửa ra vào để giúp bạn nhớ những việc phải làm trong mgày trước khi bạn vội vã ra xe

.three string bows tied on a finger

Cảm ơn nữ thần đã ban cho chúng ta những thủ thuật nhỏ đó để nhắc chúng ta thực hiện những việc như  mang theo, mua sắm, họp mặt hoặc nếu không thì giải quyết hàng trăm thứ trong danh sách công việc hàng ngày của chúng ta. Cuộc sống thật là hết sức phức tạp và nếu bạn lại còn có trách nhiệm chăm sóc con nhỏ và cha mẹ già thì bạn sẽ cần “biết bao nhiêu  đoạn dây buộc quanh ngón tay” để nhớ thu xếp mọi việc cho đươc thỏa đáng

Và thậm chí với tất cả những thứ đó thì theo lẽ tự nhiên cũng còn có những vấn đề khác. Bác sĩ Stephanie Faubion—giám đốc Trung tâm Mayo Clinic Center for Women’s Health kiêm giám đốc y học The North American Menopause Society -- cho biết: “Tôi có rất nhiều nữ bệnh nhân ở tuổi 30 than rằng họ bị mắc chứng mất trí nhớ, trong khi đó thực sự họ là những bà mẹ mới 30 tuổi với 3 đứa con và một công việc toàn thời gian”. Theo bác sĩ Faubion giải thích thì  bộ não của chúng ta giống như một giao diện điện tử (browser) bị quá tải làm cho máy điện toán (tức con người) phản hồi chậm hơn mà thôi

Bác sĩ Faubion còn cho biết là  những ngưới quá bận rộn có xu hướng thử làm nhiểu việc một lúc (multitasking) Điều này thực sự không phải là dễ  . Chẳng hạn như bạn đang bận nấu ăn và trả lời tin nhắn thì con gái bạn gọi tới nhờ bạn chở nó đi họp mặt với bạn bè. Bạn đã đồng ý nhưng sau đó quên mất. Điều này không có liên quan gì đến trí nhớ cả mà đó chỉ là vì về cơ bản bạn không có tập trung , bạn không có chú ý vào việc đó

Tuy vậy, có thể có chút lo lắng khi lần đầu tiên bạn đi tới tủ lạnh, mở ra mà quên mất bạn muốn lấy gì. Bạn có thể nghĩ đến tình huống xấu nhất, chẳng hạn như là bạn đang tiến nhanh tới bệnh lú lẫn Alzheimer. Liệu trí nhớ có phải là nguyên nhân khiến bạn phải lo lắng bắt đầu từ độ tuổi của bạn hay không? Bác sĩ Faubion cho biết “ nếu bạn là một phụ nữ tuổi trung niên đang trải qua thời kỳ mãn kinh thì đó hầu như không bao giờ là chứng mất trí nhớ thực sự. Nhưng nếu bạn là  một người 75 tuổi đang quan tâm về trí nhớ, thì điều đó khiến tôi lo lắng hơn, ”

Theo bác sĩ Ronald Petersen –giám đốc Trung Tâm Mayo Clinic Alzheimer's Disease Research Center và Mayo Clinic Study of Aging-- thì đó là bởi vì nguy cơ mất trí nhớ và các yếu tố khác có thể góp phần vảo việc gia tăng nguy cơ mất trí nhớ theo tuổi tác.  Bác sĩ Petersen giải thích thêm “Bản thân tuổi tác không quyết định bất cứ điều gì, nhưng nó tạo nên tiền đề. Nếu một người sau độ tuổi 50 chỉ quên  tên người khác không thôi  thì đó là bình thường, nhưng nếu ngoài ra còn có những sự kiện khác thì chúng tôi sẽ cần phải  xem xét kỹ cuộc sống của người ấy”

Dưới đây là một vài sự kiện có thể gây nên  trục trặc cho trí nhớ--và ban nên ghi nhớ là có thể có nhiều sự kiện xẩy ra cùng một lúc, ngay cả khi có một sư kiện nổi bật

1. Bạn đang bị căng thẳng (stress) hoặc lo âu (anxiety).

Đây có thể là trường hợp của một người phụ nữ làm quá nhiều việc cùng một lúc hoặc cũa một người chịu đựng lâu dài nhiều áp lực bên ngoài, chẳng hạn như rắc rối về tài chính hoặc người thân bị đau ốm. Bác sĩ Petersen nói: “Trong những trường hợp như vậy mức cortisol trong cơ thể sẽ tăng cao.” Hormone căng thẳng nảy giúp bạn luôn sảng khoái và sẵn sàng nhưng cũng ảnh hưởng đến vùng hải mã (hippocampus)và các bộ phận khác của não liên quan đến trí nhớ. 

Image result for hippocampus brain

Tương tự như trên, sự lo âu—làm bạn lo lắng dai dẳng về điều gì đó có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra trong tương lai — cũng giống như căng thẳng đối với cơ thể của bạn, và do đó, ảnh hưởng tương tự đến não của bạn. Bác sỉ Faubion nói “Khi mức độ lo lắng của bạn cao, bạn không thể tập trung vào bất cứ điều gì và sự chú ý của bạn sẽ bị suy giảm — làm cho bạn cảm thấy như bị rối loạn trí nhớ vì bạn không thể tập trung vào bất cứ điều gì,”

2. Bạn đang cảm thấy chán nản (depressed)

Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa trầm cảm (depression) và suy giảm nhận thức, (cognitive impairments)bao gồm cả các vấn đề về trí nhớ. Ngay cả những người chỉ có một hoặc hai triệu chứng trầm cảm cũng có thể gặp vấn đề: 

Một nghiên cứu quan sát những người không bị trầm cảm về mặt lâm sàng (not clinically depressed) cho thấy họ càng có nhiều triệu chứng trầm cảm thì càng có nhiều vấn đề về trí nhớ. Và theo một nghiên cứu khác , việc chống chọi với trầm cảm từ khi còn trẻ có liên quan đến sự suy giảm trí nhớ ở tuổi trung niên.  Ngoài ra bạn có biết không : một số loại thuốc chống trầm cảm xưa (older antidepressants) cũng có liên quan đến mất trí nhớ. Rất may là các loại thuốc mới trong danh mục SSRI (Selective serotonin reuptake inhibitors ) ít gây ảnh hưởng xấu đến trí nhớ hơn,”

3. Bạn là phụ nữ đang hoặc sắp  mãn kinh (menopause)

Trong thời gian tiền mãn kinh (perimenopause) tức thời kỳ chuyển sang mãn kinh có thể có một sự suy giảm nhỏ nhưng đáng kể về nhận thức, và sư suy giảm này có thể không phụ thuộc vào tuổi tác. Theo bác sĩ Faubion thì các chuyên gia chưa thực sự biết rõ tại sao sự kiện này xẩy ra,

Ngoài ra tiền mãn kinh thường kéo theo những thay đổi về tâm trạng (mood change), chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm, và các vấn đề về giấc ngủ, đôi khi gây ra bởi các triệu chứng như bừng nóng (hot flashes). Những điều này đều có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.

4. Bạn ngủ không ngon hoặc không đủ giấc

Bác sĩ Petersen cho biết, bất kể lý do gì khiến bạn không ngủ đủ giấc, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng lớn đến trí nhớ của bạn. Ông nói: “Trong giai đoạn ngủ sâu (deep sleep)  một số protein nhất định sẽ bị loại bỏ ra khỏi não. Nhưng nếu bạn không bao giờ đi vào giai đoạn của giấc ngủ này để cho các hoạt động dọn dẹp nói trên diễn ra thì có thể các chất độc hại sẽ tích tụ trong não và ảnh hưởng đến cách hoạt động của các dây thần kinh não

Bạn hãy cho bác sĩ của bạn hay về các rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra cho bạn như hội chứng chân không yên ( restless leg syndrome) hoặc chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) để đươc chữa  trị . Theo bác sĩ Peterson cải thiện giấc ngủ có thể tăng cường sự tỉnh táo của bạn suốt cả ngày và do đó giúp ích cho trí nhớ,

See the source image

5. Thuốc men có thể làm mờ tâm trí của bạn (fogging your mind)

Có một số loại thuốc được biết là có ảnh hưởng đến trí nhớ . Một số loại thuốc này là những thuốc dùng để chữa chứng lo âu (anxiety) , trầm cảm (depression) , giấc ngủ bị gián đoạn (disrupted sleep) hoặc các vấn đề khác có thể khiến bạn thức qua đêm — những tình trạng mà nếu không được điều trị có thể gây rối loạn cho trí nhớ.

Benzodiazepines (thường dùng để trị lo âu) được biết là có ảnh hưởng đến trí nhớ, như là các thuốc thuộc nhóm chống tiết cholin (anticholinergic) dùng trong việc điều trị chứng tiểu không kiểm soát do căng thẳng (stress urinary incontinence), hỗ trợ giấc ngủ ( không cần kê toa) và điều trị dị ứng như Benadryl. Thuốc chống trầm cảm tricyclic và một số opioid nhất định cũng khiến trí nhớ của bạn giảm sút.

6. Bạn có thể uống rượu hoặc tiệc tùng quá nhiều

Tiến sĩ Petersen cho biết lạm dụng rượu hoặc bất kỳ chất nào (chẳng hạn như opioid) có thể làm chậm hệ thống thần kinh trung ương của bạn và cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Ông nói “Tôi không muốn phóng đại điều này, nhưng rõ ràng nếu ai đó đã già và dễ bị tổn thương nếu uống hai hoặc ba ly cocktail mỗi đêm có thể có vấn đề. Từ nhiều năm các nhà khoa học đã có bằng chứng là não của những người bị chứng rối loạn vì uống rượu co thể bị teo lại

7. Có thể bạn có vấn đề về tuyến giáp

Giảm năng tuyến giáp (hypothyroidism) –tức là tuyến giáp  không sản xuất đủ hormone tuyến giáp-- không chỉ gây ra chứng đãng trí mà còn có thể dẫn đến sự co rút vùng hài mã (hippocampus) tức là  vùng não liên quan đến cả ký ức dài hạn và ngắn hạn. Và tăng năng tuyến giáp (hyperthyroidism) ---tức là tuyến tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp-có thể gây trở ngại cho chức năng nhận thức và  bằng chứng cho thấy chứng bệnh này làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ (dementia) ở người lớn tuổi. 


Bác sĩ Petersen còn cho biết: “Hormone tuyến giáp rất quan trọng đối với sự chuyển hóa năng lượng của các tế bào riêng lẻ, bao gồm cả các tế bào trong não.

8. Bạn có thể bị thiếu B12 hoặc folate

Bác sĩ Faubion cho biết một trong những nguyên nhân có thể điều trị được của chứng sa sút trí tuệ ( dementia) là sự thiếu hụt vitamin B12—vitamin này được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá hồi, gan và sữa. Vitamin B12 hỗ trợ sức khỏe thần kinh, vì vậy sau tuổi 50 chúng ta cần đi kiểm tra xem có thiếu hụt vitamin B12 hay không.

Bác sĩ Petersen lưu ý là uống những viên vitamin B12 (hoặc folate ,một loại vitamin B khác mà sự thiếu hụt cũng có thể liên quan đến suy giảm nhận thức) không giúp cải thiện trí nhớ trừ khi bạn bị thiếu vitamin này, Như vậy có nghĩa là bổ sung thêm vitamine B12 hoặc folate. sẽ không giúp bạn thêm sắc nét

Khi nào cần đi khám bác sĩ về chứng mất trí nhớ

Nhận ra  sớm các dấu báo hiệu có điều gì đó nghiêm trọng đang xảy trong cơ thể bạn rất quan trong bởi vì bệnh càng đươc biết sớm thì việc điều trị càng tốt.

Dưới đây các bác sĩ Petersen và Faubion cho biết khi nào bạn nên lấy hẹn gặp bác sĩ của bạn

-Theo bác sĩ Peterson “nếu vấn đề về trí nhớ làm phiền bạn. thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bạn, dù là chỉ  để giúp bạn cảm thấy an tâm về quá trình lão hóa bình thường của mình”.

-Nếu bạn quên những việc thường ngày-- chẳng hạn như loại thuốc bạn uống hoặc những việc bạn muốn làm như hẹn hò với bạn bè. Thật ra bình thường điều này đôi khi cũng có thể xẩy ra ; nhưng nếu nó xảy ra liên tiếp vào tối nay ,rổi lại vào một tuần sau, và kế tiếp vào ba tuần sau nữa thì bác sĩ cần phải quan tâm

-Nếu bạn kể đi kể lại cùng một câu chuyện trong một khoảng thời gian ngắn .  Bác sĩ Faubion nhấn mạnh: “ Đây là tôi muốn nói tới tới trường hợp cùng một câu truyện đươc lặp đi lặp lại nhiều lần trong cùng môt cuôc trò chuyện”.  Bác sĩ Faubion giải thích tiếp  “giả sử bạn có một bà dì .Mỗi khi gặp bạn, bà ấy đều vui vẻ kể lại rằng khi còn nhỏ bạn bạn hay la hét cái cây trồng sát lối đi sao không né tránh bạn.  Nhưng sau khi  được nhắc nhở là đã nói nhiều lần điều đó với bạn thì bà ấy thôi không còn kể lại nữa ‘Trong trường hợp này thì chẳng có gì phải lo cho dì của  bạn.

- Nếu bạn mất trí nhớ đột ngột hoặc sau một cuộc giải phẫu. Bác sĩ Petersen cho biết “Điều phổ biến tôi thường đươc nghe là ’  Bố tôi vẫn ổn cho đến khi ông ấy đươc phẫu thuật tuyến tiền liệt’. Đôi khi mọi thứ đều tốt đẹp và người bệnh đươc bình phục hoàn toàn sau một cơn bệnh hoặc thủ thuật, nhưng có thể vài tháng sau gia đình người bệnh nhận thấy trí nhớ cũa đương sự bị giảm sút. Đối với tôi đó là một sự kiện đáng chú ý. Có thể là khi hệ thống của một người bị căng thẳng, nó có thể  phơi bày ra một cái gì đó có khả năng đang phát triển. "

-Nếu những người sống xung quanh bạn nhận thấy bạn hay trượt chân. Bác sĩ Faubion cho biết: “Hầu hết thời gian không phải là bệnh nhân tự nhận ra điều đó mà là những người trong gia đình nói ra, chẳng hạn  như ’Dạo này mẹ con không còn khỏe như trước.nữa ‘ ” Theo bác sĩ Petersen thì điều này không nhất thiết có nghĩa là bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, nhưng cũng đến lúc cần phải đánh giá tình hình

NBN tintuccaonien