Hiện tượng ngủ ngáy, gặp ác mộng thường xuyên, đau đầu khi tỉnh giấc có thể là dấu hiệu của những bệnh lý thần kinh nghiêm trọng.
1. Ngủ ngáy
Theo Men’s Health, rối loạn hô hấp khi ngủ (SBD) là tình trạng ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ ( Obstructive sleep apnea syndtome- OSA).
Theo chuyên gia, khi bạn đang ngủ, đường hô hấp đóng khiến bộ não buộc phải điều khiển để hơi thở duy trì đều đặn. Khi thành cổ họng co thắt, ép phần trên của khí quản, cơ thể ngừng thở từ vài giây đến một phút. Người đang ngủ sẽ giật mình tỉnh giấc.
Bệnh nhân OSA không được điều trị ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, có nguy cơ gặp tai nạn lao động và giao thông nhiều hơn.
Vì vậy, người ngủ ngáy liên tục (từ đêm này qua đêm khác) nên đi khám để được kiểm tra lâm sàng toàn diện bao gồm nội soi đường hô hấp trên để xác định kế hoạch điều trị thích hợp.
2. Gặp ác mộng thường xuyên
Nếu thường xuyên gặp ác mộng và tỉnh giấc giữa đêm trong tình trạng hốt hoảng, bạn có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ
.
Việc gặp ác mộng thường xuyên thời thơ ấu có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về chứng loạn thần kinh về sau trong đời. Kết quả theo dõi 6.800 trẻ em cho thấy, những bé thường xuyên có các giấc mơ tồi tệ (2-3 lần/tuần) trong độ tuổi từ 2-7 sẽ có nguy cơ mắc chứng loạn thần kinh, chẳng hạn như ảo giác hoặc ảo thanh, khi bước sang giai đoạn thanh thiếu niên cao gấp 3,5 lần các bạn đồng trang lứa khác.
Ngoài ra, nếu thường xuyên mơ thấy ác mộng, có thể là dấu hiệu của chứng ngừng thở khi ngủ. Căn bệnh này khiến việc hít thở bị ngưng tạm thời do đường hô hấp tắc nghẽn.
3. Đau đầu khi thức dậy
Những cơn đau nửa đầu vào buổi sáng cũng là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Khi đường hô hấp bị rối loạn, bạn thở và và hít vào không đúng cách khiến carbon dioxide tích lũy trong cơ thể. Nó khiến các mạch máu bị tắc nghẽn, và gây nên chứng đau đầu.
Khi ngủ, bạn nên chú ý để phòng thông thoáng, tránh kéo kín đầu hay chèn ép lên cơ thể gây ngạt.
4. Nghiến răng khi ngủ
Mọi người thường không ý thức được khi họ nghiến răng trong lúc ngủ. Thói quen này kéo dài có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, do răng thường xuyên ma sát sẽ bị bào mòn, làm giảm kích thước tầng dưới khuôn mặt và có thể gây ra biến dạng.
Các cơ hoạt động quá mức trong khi nghiến răng có thể phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương – hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ.
5. Mộng du
Mộng du được coi là biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ (parasomnias – những hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ). Tật mộng du có liên quan đến chứng động kinh, loạn thần kinh.
Nếu bạn phát hiện mình thường mộng du ban đêm, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn và chẩn đoán bệnh kịp thời. Hiện tượng này có thể gây tổn thương cho bệnh nhân và người xung quanh, bởi họ không thể kiểm soát được hành vi của bản thân trong lúc ngủ.
1. Ngủ ngáy
Theo Men’s Health, rối loạn hô hấp khi ngủ (SBD) là tình trạng ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ ( Obstructive sleep apnea syndtome- OSA).
Theo chuyên gia, khi bạn đang ngủ, đường hô hấp đóng khiến bộ não buộc phải điều khiển để hơi thở duy trì đều đặn. Khi thành cổ họng co thắt, ép phần trên của khí quản, cơ thể ngừng thở từ vài giây đến một phút. Người đang ngủ sẽ giật mình tỉnh giấc.
Bệnh nhân OSA không được điều trị ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, có nguy cơ gặp tai nạn lao động và giao thông nhiều hơn.
Vì vậy, người ngủ ngáy liên tục (từ đêm này qua đêm khác) nên đi khám để được kiểm tra lâm sàng toàn diện bao gồm nội soi đường hô hấp trên để xác định kế hoạch điều trị thích hợp.
2. Gặp ác mộng thường xuyên
Nếu thường xuyên gặp ác mộng và tỉnh giấc giữa đêm trong tình trạng hốt hoảng, bạn có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ
.
Việc gặp ác mộng thường xuyên thời thơ ấu có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về chứng loạn thần kinh về sau trong đời. Kết quả theo dõi 6.800 trẻ em cho thấy, những bé thường xuyên có các giấc mơ tồi tệ (2-3 lần/tuần) trong độ tuổi từ 2-7 sẽ có nguy cơ mắc chứng loạn thần kinh, chẳng hạn như ảo giác hoặc ảo thanh, khi bước sang giai đoạn thanh thiếu niên cao gấp 3,5 lần các bạn đồng trang lứa khác.
Ngoài ra, nếu thường xuyên mơ thấy ác mộng, có thể là dấu hiệu của chứng ngừng thở khi ngủ. Căn bệnh này khiến việc hít thở bị ngưng tạm thời do đường hô hấp tắc nghẽn.
3. Đau đầu khi thức dậy
Những cơn đau nửa đầu vào buổi sáng cũng là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Khi đường hô hấp bị rối loạn, bạn thở và và hít vào không đúng cách khiến carbon dioxide tích lũy trong cơ thể. Nó khiến các mạch máu bị tắc nghẽn, và gây nên chứng đau đầu.
Khi ngủ, bạn nên chú ý để phòng thông thoáng, tránh kéo kín đầu hay chèn ép lên cơ thể gây ngạt.
4. Nghiến răng khi ngủ
Mọi người thường không ý thức được khi họ nghiến răng trong lúc ngủ. Thói quen này kéo dài có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, do răng thường xuyên ma sát sẽ bị bào mòn, làm giảm kích thước tầng dưới khuôn mặt và có thể gây ra biến dạng.
Các cơ hoạt động quá mức trong khi nghiến răng có thể phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương – hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ.
5. Mộng du
Mộng du được coi là biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ (parasomnias – những hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ). Tật mộng du có liên quan đến chứng động kinh, loạn thần kinh.
Nếu bạn phát hiện mình thường mộng du ban đêm, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn và chẩn đoán bệnh kịp thời. Hiện tượng này có thể gây tổn thương cho bệnh nhân và người xung quanh, bởi họ không thể kiểm soát được hành vi của bản thân trong lúc ngủ.
Gia đình