Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

Cha Mẹ Già Và Con Cái Tại Hải Ngoại


 Trong xã hội ngày nay có nhiều vấn đề cấm kỵ mà ít có người dám đề cập đến chẳng hạn như việc cha mẹ bị con cái đã trưởng thành rồi hay còn trong tuổi vị thành niên ngược đãi và bạo hành cả tinh thần và đôi khi cả thể xác nữa.

 Nỗi khổ của cha mẹ VN tại hải ngoại

Đây không thể nói là chuyện ngỗ nghịch, hỗn láo, bất lịch sự thỉnh thoảng có thể xảy ra ở bất cứ đứa trẻ nào đang lúc bị bực bội hoặc đang tức tối vì một lý do nào đó.

Hành vi nói trên trở thành một vấn đề thật sự khi nó xảy ra quá thường xuyên và càng ngày càng có khuynh hướng trầm trọng thêm hơn.

Đứa con bất hiếu trở thành mối đe dọa thường trực đối với cha mẹ và không khí gia đình lúc nào cũng trở nên căng thẳng và rất nặng nề.

Đối với các gia đình Việt Nam sống tại hải ngoại cũng còn cần phải nói đến vấn đề thiếu sự đồng cảm do khoảng cách thế hệ (generation gap )gây ra.

Chênh lệch về tuổi tác cộng thêm sự dị biệt giữa hai nền văn hóa Đông và Tây cũng thường là những nguyên nhân dẫn tới sự va chạm giữa cha mẹ và con cái.

Cha mẹ thì khư khư muốn ôm giữ những giá trị đạo đức của nền văn hóa Khổng Mạnh lấy chữ hiếu làm đầu. Con cái lớn lên, học hành và trưởng thành tại xứ người, hấp thụ nền văn hóa Tây phương, rất thực tiễn và coi trọng chủ nghiã cá nhân, nên sự thông cảm giữa cha mẹ và con cái đôi lúc không thể như sự mong muốn của mọi người được.

Rồi còn phải nghĩ đến cơn khủng hoảng tuổi vị thành niên (teenage crisis) nữa. Trong giai đoạn nầy cô chiêu hay cậu ấm có thể nổi chứng lên bất tử khiến cha mẹ không biết đâu mà rờ và cũng đôi khi muốn khùng luôn theo tụi nó.

Có người đổ thừa rằng con hư là tại cha mẹ không biết dạy dỗ, cưng chiều quá mức. Đúng, nhưng vấn đề nhân sinh nầy không đơn giản như vậy mà nó còn vượt xa hơn ra ngoài phạm vi tôn giáo, và giáo dục gia đình nhiều lắm.

Nói chung người VN tị nạn thuộc thế hệ thứ nhứt sống tại hải ngoại ít có vấn đề do con cái gây ra như các gia đình dân bản xứ da trắng. Phải chăng con cái của chúng ta đã cảm thông được những khổ cực và nhọc nhằn mà cha mẹ chúng phải hy sinh gánh chịu để lo cho chúng có được một tương lai tươi sáng như ngày hôm nay.

Nếu lỡ có xảy ra chuyện gì không đẹp mắt thì tâm lý cố hữu của người mình là tốt khoe, xấu đậy nên cũng không ai có thể biết được tầm quan trọng của vấn đề cha mẹ bị bạo hành nó như thế nào. Chuyện bị con cái ngược đãi là chuyện vô cùng xấu hổ và nhục nhã đối với các bậc cha mẹ.

Các quốc gia Tây phương trước kia, cũng như VN, họ xem vấn đề cha mẹ bị con cái bạc đãi như một điều cấm kỵ tabou cần phải che đậy lại và không nên bàn luận đến. Nhưng từ những năm gần đây, tư duy có thay đổi nên tình hình có khác đi.

Ngược đãi cha mẹ già là một vấn nạn trong nhiều gia đình ngày nay.

Khi cha mẹ bị con cái ngược đãi, bạo hành - nỗi đau xé lòng-ANTD.VN

https://anninhthudo.vn/khi-cha-me-bi-con-cai-nguoc-dai-bao-hanh-noi-dau-xe-long-post443736.antd

Ngày nay, chuyện cha mẹ già bị ngược đãi đã trở thành một sự thật trong mọi gia đình cũng như trong bất cứ một xã hội nào.

Đối với người Việt Nam mình, thì đây là một vấn đề cấm kỵ, không nên bàn luận vì nó chẳng có tốt đẹp gì khi nói ra.

 Người già VN thường bị kém năng lực, yếu sinh ngữ nên mọi thứ, mọi việc đều phải nhờ cậy, tùy thuộc vào người khác và vào sự giúp đỡ của con cháu họ.

 Bởi vậy đôi khi bị đối xử không được tốt đẹp nhưng các cụ cũng ngậm đắng nuốt cay bỏ qua và có khi còn tìm cách bào chữa và tha thứ cho con cháu của họ nữa.

Không ít người già đôi khi không biết là họ đang đã bị ngược đãi.

Thế nào là bị ngược đãi

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (2002) sự bạc đãi là:

Khi một hành động (hay không có hành động thích hợp), một cử chỉ hay một thái độ khác thường nào đó xảy ra hoặc được lập đi lập lại nhiều lần trong bối cảnh cần có sự tính nhiệm và tạo cho người cao tuổi sự thiệt thòi và khủng hoảng.

Ngược đãi người già có thể được biểu lộ qua nhiều hình thức khác nhau:

1) Về thể xác: xô, đẩy, bóp mạnh tay, kềm giữ chặt chẻ, lắc mạnh, liệng chọi đồ đạc, ép buộc ăn uống, nhốt trong phòng, cố ý quên, không săn sóc, bắt cụ phải chờ đợi rất lâu để giúp đi vào phòng vệ sinh, dằn vặt mạnh đồ đạc.

2) Về tâm lý: không thèm để ý đến cụ, trừng mắt, nói lớn tiếng, cất cao giọng, ăn nói cọc lóc, chê bai, chỉ trích, khiếm nhã, chế ngạo, hâm dọa, xem các cụ như một đứa con nít, hạ nhục, bôi bác niềm tin và sự tín ngưỡng của cụ, làm tổn tương tới bản sắc và giá trị con người của cụ, nói lời bần tiện, hạ thấp phẩm giá, tuổi tác và mức độ tự chủ của cụ trong cuộc sống.

3) Về tình dục: bị sách nhiễu, sờ mó, bóp, hoặc các cụ có thể là nạn nhân của « tình trạng khoe của » (exhibitionniste), trưng ra cho cụ nhìn. Các cụ có thể bị chế ngạo khi muốn bày tỏ hay bàn luận về vấn đề tình dục của mình.

4) Về tiền bạc: có thể xảy ra dưới nhiều hình thức.

Chẳng hạn như bòn rút tiền bạc, nữ trang, đồ đạc. Làm áp lực với cụ trong việc chia gia tài.

Ngoài ra các cụ là những con mồi dễ bị kẻ gian mạo nhận qua điện thoại bảo phải gởi gấp một số tiền nào đó vì con của cụ bị tai nạn ở xa.

- Bị dụ đem tiền đầu tư gian lận, hoặc đầu tư chính đáng nhưng không thích hợp với hoàn cảnh của cụ.

- Bị lường gạt từ người thân trong gia đình mà cụ rất tin cậy.

- Bị kè gian mạo nhận tên tuổi rút lấy tiền trong ngân hàng.

- Bị ép buộc sử dụng thẻ tín dụng một cách không thích hợp.

- Bị bòn rút lấy lén tiền bạc khi cụ ủy quyền procuration cho một người thân nào đó lo việc quản lý sổ trương mục ngân hàng của cụ.

- Các cụ thường là con mồi của các dịch vụ mua bán bằng điện thoại télémarketing.

- Các người già là mục tiêu của kẻ gian vì các cụ sống lẻ loi, vì tuổi tác cao, vì bệnh hoạn, trí não kém, vì thiếu sự quan tâm của gia đình.

Người già thường bị ngược đãi.

** Các cụ thường hay bị người lạ mặt ngược đãi.

Trả lời: Sự thật các cụ thường bị ngược đãi bởi chính người nhà, người mà cụ quen biết và tin tưởng.

**Nếu bị ngược đãi, các cụ liền tố cáo ngay.

Trả lời: Thật ra các cụ bị xâu xé giữa tình cảm của cụ đối với kẻ đã ngược đãi cụ và lòng mong muốn tố cáo người đó. Về mặt tâm lý học, các cụ có thể đang sống trong tâm trạng bị lệ thuộc (dépendance) đối với người ngược đãi cụ.

 **Nguy cơ bị ngược đãi tùy thuộc vào mức lợi tức và tiền bạc mà cụ có.

Trả lời: Ngược đãi có thể xảy ra cho bất kỳ ai, bất kỳ ở giai cấp nào trong xã hội.

Hậu quả của vấn đề ngược đãi người già

- Tạo cho các người già một cảm giác lo sợ, khiến họ tìm giải pháp cách ly, sống ẩn dật, và gây trở ngại cho các cụ trong việc tham gia vào những sinh hoạt xã hội.

- Tạo cho cụ cảm giác bất an.

- Tự khép mình lại

- Dẫn đến bệnh lo âu anxiété

- Trầm cảm dépression- lẫn lộn, nhầm lẫn trí nhớ confusion

Chuyện đáng buồn: các cụ chọn giải pháp chấm dứt cuộc đời.

Thống kê Québec cho biết, 10 năm qua vấn đề tự tử của các cụ từ 50 tuổi trở lên như sau:

- Năm 2000: 378 người.

- Năm 2008: 449 người

Ngoài ra vấn đề tự tử ở lớp người từ 64 tuổi đến 75 và những người từ 75 tuổi trở lên thường bắt nguồn từ tình trạng cô đơn, kế đến là lý do xung khắc trong đó phải kể đến vấn đề bị ngược đãi.

Một vài con số

Sau Nhật Bản, tỉnh bang Québec là nơi dân số người già tăng nhanh nhất.

Tính từ 1986 đến 2009: nhóm người từ 65 tuổi trở lên đã tăng từ 657 430 (9,8% dân số) lên 1,2 triệu người (14,9%).

Theo phỏng đoán, đến năm 2031, số người già sẽ tăng lên 2,3 triệu người, chiếm 25,6% dân số lúc đó.

 gược đãi người già là một hiện tượng không mới mẻ gì trong xã hội ngày nay. Nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào và có liên quan đến tất cả mọi người.

Nhưng đau đớn nhất là hầu như đa số chúng ta đều coi thường nó.

Mọi người đều nhắm mắt lại và cố ý ngoảnh mặt làm ngơ, kể cả một số người già.

Họ không muốn chấp nhận một sự thật đau lòng và cũng không muốn nhìn nhận họ là nạn nhân của việc ngược đãi đến từ bên trong gia đình.

Đó mới thật sự là điều đau đớn nhất

Chuyện bên Pháp

Tại Pháp càng ngày càng có nhiều bậc cha mẹ bắt đầu ra khỏi bóng tối một cách e dè để nói lên sự thật về tình huống mà họ là nạn nhân từ bấy lâu nay.

Theo các nhà chuyên môn, thì khó mà phát họa ra được hình ảnh mẩu (portrait robot) của một đứa trẻ hung dữ như thế nào cũng như cha mẹ nạn nhân của chúng ra sao.

Vấn đề con cái bạo hành cha mẹ thường hay thấy xảy ra trong những gia đình neo đơn theo kiểu gà mái nuôi con (single mom, monoparental). Thường thì ngưòi mẹ bắt đầu nếm mùi bạo hành từ những đứa con (trai hoặc gái) của mình khi chúng còn rất nhỏ tuổi.

Các đứa trẻ nầy thường lớn lên trong bối cảnh con cưng được nuông chiều tột bực chẳng khác nào con của vua chúa (enfants rois).

 ha mẹ vì thương con một cách mù quáng nên không ấn định rõ rệt những ranh mức nào mà đứa trẻ cần phải dừng lại.

Thông thường thì bạo hành đã nhen nhúm từ lúc đứa bé còn rất nhỏ tuổi (9-10 tuổi) nhưng cha mẹ lại sơ ý không thể nhận biết các dấu hiệu từ trước được.

Theo nhà phân tâm học Jean Pierre Chartier, những trẻ em nầy đã được nuôi nấng trong một không khí loạn luân” có nghĩa là chúng cảm thấy các ý muốn của chúng đều được được cha mẹ thỏa mãn từ lúc chúng còn thơ ấu và đầy quyền lực.

Rồi bất thình lình một lúc nào đó, trong giai đoạn nhạy cảm nhất của tuổi choai choai, một biến cố nào đó làm thay đổ tình hình chẳng hạn như bà mẹ muốn bước thêm một bước nữa với một người đàn ông nào đó, thế là cậu ấm hay cô chiêu không thể chấp nhận được. Người mẹ không còn cách nào khác là phải cầu cứu đến cơ quan chánh quyền để nhờ được giúp đỡ: như xin cho đứa con được chữa trị thérapies, trợ cấp xã hội cho đứa con, hay gởi nó vào trại giáo hóa nếu có bạo hành thể xác.

 Nếu đứa con đã đạt tuổi trưởng thành pháp lý, 18 tuổi, cha mẹ có thể đuổi nó ra khỏi nhà hoặc thưa nó ra trước pháp luật. Thế là chấm dứt tình nghĩa mẹ con hay cha con.

Chuyện bên Canada

Mấy năm trước đây, Katia Gagnon có viết một bài về Cha mẹ bị con vị thành niên ngược đãi tại tỉnh bang Quebec, Canada. Tựa đề bài phóng sự là Le Tabou des Parents Battus và đã được tờ La Presse Montreal đăng tải ngày 10 fevrier 2010.

 Bài phóng sự đúc kết lại khảo cứu của Giáo sư Daniel Pelletier, một nhà hình sự học criminologue.

Đây là một khảo cứu thăm dò do Université du Québec en Outaouais thực hiện. Có tất cả 1834 học sinh vị thành niên adolescents trung học cùng với 557 bậc cha mẹ của chúng đã được phỏng vấn về vấn đề bạo hành đối với phụ huynh.

Sau đây là tóm lược những điều nhận xét:

*Bạo hành thể xác (violence physique) 11% đối với các cháu gái và 9% đối với các cháu trai.

*Bằng cách nào: thường nhất là « xô, đẩy » ông bô bà bô, 6% trường hợp liệng, chọi vật gì đó, có lẽ chọi vào tường cho đỡ tức, 1% đe dọa bằng vủ khí như dao chẳng hạn.

*Đặc biệt con gái thường tấn công bà mẹ, con con trai thì hay tấn công người cha.

*Bạo hành tinh thần: 45% cô cậu choai choai nhìn nhận là họ có chửi thề, nói nặng lời đối với cha mẹ mình nhưng thường nhất là đối với người mẹ ( có lẽ bà má hay lải nhải, bắt bẻ từng li từng tí, quá chi tiết khiến mấy đứa con dễ bực mình đổ quạu, nên phản ứng lại).

 *Khảo cứu cho biết thường những vụ bạo hành đều phát xuất ra từ những lý do vô duyên lãng nhách chẳng hạn như: bà già muốn mua cho mình một cái quần trong Zeller, WalMart (tiệm quá bình dân) nhưng cô con gái không bằng lòng, rồi đôi co phải quấy với bà mẹ thế là chiến tranh nổi lên.

 *1 trên 10 bậc cha mẹ đã từng là nạn nhân của bạo hành về thể xác. Đây cũng tương tợ một số liệu thăm dò của phía Hoa Kỳ.

Cha mẹ không đi thưa thì chánh quyền không thể can thiệp được.Theo nhà nước, thì không đi thưa có nghĩa là hành động của đứa con không có gì nguy hiểm hết và có thể chấp nhận được. Thật ra, là cha mẹ sợ xấu hổ, sợ nhục nhã, mắc cỡ nếu họ làm rùm beng lên.

Theo lối suy nghĩ thường tình trong xã hội, thì một đứa trẻ không thể là mối đe dọa cho cha mẹ được, chỉ có cha mẹ bất tài và thiếu trách nhiệm mà thôi.

Bởi lý do nầy mà cha mẹ phải sống triền miên trong vòng lẩn quẩn của bạo hành mà không có cách nào để thoát ra khỏi nó được.

Trường hợp có thưa gởi của cha mẹ vì họ bị hành hung hoặc có đe doạ đến tính mạng, cảnh sát có thể bắt giam đứa con ngay và gởi cậu ta vào các trung tâm giam giữ trẻ em phạm tội.

Nhưng thường đây chỉ là trường hợp đối đế lắm mà thôi.

 Một vụ án thương tâm:

“…Thế hệ di dân thứ nhất tới Canada đã hy sinh cả đời mình để hy vọng con cái sớm tìm được chỗ đứng tốt đẹp dưới ánh mặt trời ở miền đất mới. Tham vọng càng cao cố gắng càng nhiều và rất may nhiều bậc cha mẹ cho tới lúc gần chết hay bước vào nhà già mới đạt được nguyện vọng ấp ủ trong hàng chục năm tủi nhục và vất vả. Tuy nhiên, không thiếu gì những đấng song thân hy sinh mồ hôi nước mắt trong bao nhiêu năm mà chỉ nhận lại được kết quả phũ phàng: con cái thoái chí, hư hỏng, nghiện ngập và nhiều khi còn mang lại nỗi đau khôn cùng cho cha mẹ.

Một vụ án vô cùng thương tâm đang được xét xử tại tòa án ở Newmarket, Ont. trong tháng 12, 2014. Một vụ án chỉ có trong thời đại bạo hành và sắc dục lên ngôi mà chúng ta mới phải chứng kiến: một bà mẹ bị sát hại và người cha bị thương nặng trong một vụ dẫn cướp vào nhà. Thủ phạm là ai?

Kẻ âm mưu giết cha mẹ để có tiền, có tình lại chính là cô con gái rượu của nạn nhân, người Việt gốc Hoa nhưng có cái tên Tây đọc lên nghe chẳng khác tên một dân Canada chính cống: Jennifer Pan…”

(Ngưng trích Thời Báo Canada- Khi con gái âm mưu giết cha mẹ)

http://thoibao.com/khi-con-gai-am-muu-giet-cha-me/

Càng lệ thuộc vào con cái càng có vấn đề!****

 Tầng lớp người già càng ngày càng gia tăng thêm lên mãi nên và một số các cụ chọn giải pháp được sống ở nhà để được gần gũi với con cháu.

Không ít cha mẹ già hải ngoại không muốn, cũng như không dám tách rời xa con cháu vì vấn đề ngôn ngữ và tiền bạc. Từ trước tới giờ, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ trong vấn đề giao dịch với người bản xứ da trắng, các cụ đều phải nhờ vào con vào cháu để thông dịch và giải quyết. Sống tại hải ngoại trên 30 năm nhưng nhiều cụ cũng chưa nắm vững sinh ngữ giao dịch tối thiểu...

Nay tuổi già sức yếu khiền nên các cụ càng thêm hốt hoảng. Càng lệ thuộc vào con cháu (tình cảm, tiền bạc, săn sóc, giúp đỡ, thông dịch )…) thì càng sinh ra nhiều vấn đề mâu thuẩn và đụng chạm với lớp trẻ. Con cháu cũng có gia đình riêng của chúng, cũng có nhũng khó khăn, bực bội trong đời sống, trong công ăn việc làm của tụi nó…Bám hoài theo tụi nhỏ thì làm sao mà được, mà buông con cháu ra thì sợ.

Có nhiều đứa con vì thương cha mẹ, vì “chữ hiếu”, vì thiếu tự tinh, không đủ bản lĩnh quyết định cuộc đời mình, nên vẫn sống lây quây, ăn bám bên cha mẹ được ngày nào hay ngày đó, để được khỏe….

 Thời gian qua mau. Rồi tụi nhỏ cũng phải già đi. Gái lỡ thời, trai ế vợ là chuyện thường xảy ra trong nhiều gia đình VN.

Bởi vậy…

Một số cha mẹ già thức thời, chọn giải pháp nhà già hay viện dưỡng lão nursing home là thực tế và hữu lý hơn hết. Đây là nói trong bối cảnh các cụ sống tại hải ngoại mà thôi.Còn tình hình người già bên nhà sống ra sao, người gõ không được rõ lắm, nhưng biết chắc chắn, dù cho ở bên nhà hay tại hải ngoại… là mình cần phải có tiền càng nhiều thì càng tốt…

Theo tác giả, tại hải ngoại, hầu như đa số cha mẹ già VN thường có khuynh hướng muốn con cái ở gần mình, nhưng tụi nhỏ thì ngược lại. Chúng muốn tự lập, và ở xa để được tự do, đỡ bực bội, rắc rối, đỡ phải nghe ý kiến thế nầy thế nọ mỗi khi chúng muốn làm hay không làm một việc gì.

Giới trẻ đôi khi bị cha mẹ trách móc, bắt lỗi chúng thế nầy thế nọ, so sánh chúng với con cái người khác, cố tình làm cho chúng có mặc cảm tội lỗi v,v…

Càng Già Càng Khó Tánh

http://vietbao.com/a190726/cang-gia-cang-kho-tanh

 Một vài cảm nghĩ của con cái VN tại Montreal đối với cha mẹ

Một số trích dẫn tiêu biểu từ tác phẩm Les Vietnamiens de Montréal:

Les Vietnamiens de Montréal» là tên một quyển sách nghiên cứu xã hội, nhân chủng học do Giáo sư Louis-Jacques Dorais và Eric Richard thuộc Đại học Laval, Québec thực hiện và do Les Presses de lUniversité de Montréal xuất bản năm 2007. Sách hiện có trong tất cả thư viện Québec.

 Dân Còi Nghĩ Gì Về Người Việt Tị Nạn Tại Montréal

http://vietbao.com/a220733/dan-coi-nghi-gi-ve-nguoi-viet-ti-nan-tai-montreal

 :"Lo làm việc…Lo cho cuộc sống của mình, con đường nhỏ bé mình đi một mình ên…Chấp nhận trách nhiệm của chính mình. Đó là những điều tôi thật sự quyết định làm. Thí dụ, khi tôi phải lo buổi cơm tối ở nhà cha mẹ, tôi phải làm như thế nầy, như thế nọ…không được như vầy, không được như vậy, v.v…Thật sự là chán ngán! Nay, thì tôi về nhà lúc nào tôi muốn. Bởi thế mà tôi đã bỏ đi ở riêng. Tôi thật sự cần có đời sống của riêng tôi, tôi muốn làm gì thì làm, tôi tự quyết định những gì mình muốn làm. Tôi không cần phải nghe Pa Má tôi phán: «Không, đừng làm như vậy, đừng, đừng và đừng…»! Để cuối cùng mình không được làm gì hết (nữ 21t, định cư Québec lúc 4t, trg 119).

« Với cha mẹ tôi, rõ ràng là ổng bả còn mang tâm thức mentalité của Việt Nam. Ổng bả muốn con cái mình học y khoa hoặc lãnh vực khoa học về sức khỏe. Nếu mình không làm theo như ý, ổng bả xem đó là một sự thất bại. Và ổng bả tối ngày đem mình ra so sánh với con của người khác… Nhìn theo một khía cạnh nào đó thì ổng bả đang hạ giá trị mình xuống. Chắc chắn là trên một bình diện nào khác, cha mẹ mình ước mong điều tốt đẹp cho mình, nhưng khi mình không có khả năng là mình không thể làm được. Chấm hết! » (nam 22t, định cư tại Québec lúc được 6 tháng tuổi, trg 120).

«Ổng bả đem so sánh mình một cách không thương tiếc với người khác. Việc đó làm mình rất bực bội vì mình lúc nào cũng cảm thấy bị đặt trong tình trạng phải tranh đua, và lúc nào mình cũng vẫn là người thua cuộc hết » (nam 19t, sanh tại Québec, trg 120).

«Vâng, chúng tôi có với nhau một mối quan hệ rất tốt đẹp ngoại trừ việc Pa Má tôi còn mang nặng cái đầu óc, cái mentalité quá Việt Nam hoàn toàn khác biệt với tâm ý mentalité của dân bên nầy. Cái gì cũng gắt gao, cũng đều bị ổng bả kiểm soát hết, những khi tôi nói thật sự tất cả bất cứ chuyện gì. Một mặt khác, tôi không muốn làm xúc phạm đến cha mẹ tôi, và làm họ phải buồn lòng. Nói chung thì nó như thế đó, đó là một vấn đề thuộc về quyền tự do (nam 19t, sanh tại Québec, trg 121).

«Cha mẹ tôi thuộc về một thế hệ khác. Về mặt sinh hoạt, tôi thường ham đi chơi với bạn bè khiến ổng bả rất bực mình. Những chuyện như thế lúc nào cũng làm ổng bả khó chịu hết » (nam 25t, đến Québec lúc 6t, trg 121).

Ở đâu cũng thế mà thôi

Cho dù chọn giải pháp nào đi nữa các cụ cũng vẫn có thể là nạn nhân của sự ngược đãi và bạo hành từ người thân trong gia đình hoặc từ nhân viên chăm sóc trong các nhà già.

Đó có thể là sự ngược đãi về tinh thần (thiếu lễ độ, đóng mạnh cửa, nói nặng nói nhẹ, nhục mạ, chê bai, chửi bới, xiên xỏ, xem các cụ như con nít), về tình dục, về thể xác (xô, đẩy, mạnh tay mạnh chân…), bỏ mặc các cụ trong phòng, trên ghế, không nói năng đếm xỉa đến các cụ, không thay tã lót, lợi dụng về tiền bạc và v,v…Thưòng thì các cụ không dám tố cáo các hành vi trên vì sợ bị trả thù.

Riêng đối với một số người thân trong gia đình thì họ cũng xem thường việc nầy không có gì là quan trọng lắm.

Các cụ rất buồn khổ và chỉ còn biết khóc thầm mà thôi.

Đây là một vấn nạn trong xã hội ngày nay nhưng ít người có can đảm đề cập đến.

Thế hệ boomerang (Generation boomerang) và gia đình phong cầm (famille accordéon).

Thế hệ boomerang là khái niệm mới xuất phát tại Âu Mỹ từ năm 2000 để ám chỉ con cái (đa số ở vào lớp tuổi 24-35) đã trưởng thành và sống riêng ngoài gia đình cha mẹ trong một thời gian nay vì hoàng cảnh khó khăn phải về tá túc trở lại nhà cha mẹ.


(Boomerang là tên một loại vũ khí của thổ dân Úc Châu, hình dáng cong cong và khi ném đến mục tiêu thì nó liền quay trở về vị trí ban đầu.)

Comment agir avec la Génération Boomerang? (selection.ca)

Một vấn nạn rất phổ biến hiện nay tại hải ngoại là chim bay trở về tổ. Việc làm khó khăn, không có tiền, tình duyên lận đận là những nguyên nhân chính để cô chiêu cậu ấm quay về nhà cha mẹ để ăn ở trong một thời gian...

Sống chung với cha mẹ già thế nào cũng có đụng chạm.

Thường là bà mẹ vì thương con như hồi chúng còn trẻ nên bà gánh vác hầu như tất cả mọi chuyện. Từ nội trợ, lo cơm nước, dọn dẹp phòng ngủ mỗi ngày cho con cái vv… Mẹ làm với một tấm lòng bao dung.

Nếp sinh hoạt thường lệ của cha mẹ già vì vậy bị xáo trộn và con cái ở tạm cũng cảm thấy « mất tự do » và không được thoải mái như lúc chúng ở riêng muốn làm gì thì làm. Chúng cũng sinh bực bội, khó chịu…

«Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình».

Audio-Video-Hiểu Đời / Tâm Sự Tuổi Già - Dương Trạch Tế (Nên Nghe)

https://www.youtube.com/watch?v=6Fl3gQ_fFWo 

Con cái lúc đi sống riêng, lúc thì trở về sống với cha mẹ một cách bất thường. Nhân số gia đình lúc tăng lúc giảm như cái đờn phong cầm. Người ta gọi đây là gia đình phong cầm (famille accordéon).

Các nhà xã hội đều nhấn mạnh đến vấn đề mâu thuẩn thường hay xảy ra khi cha mẹ già sống chung vối con cái đã trưởng thành rồi. Các cụ khó có thể tận hưởng tuổi già một cách thanh bình và trọn vẹn được. Con cái ở chung với cha mẹ mãi mãi thì sẽ khó trưởng thành và mất tánh tự lập đụợc. Mọi việc từ nhỏ tới lớn đều ỷ lại vào cha vào mẹ.

Rồi còn chuyện tìm vợ, tìm chồng, xây dựng gia đình nữa…Một vấn nạn rất phổ biến hiện nay tại hải ngoại là chim bay trở về tổ. Việc làm khó khăn, tình duyên lận đận là những nguyên nhân chính để cô chiêu cậu ấm quay về nhà cha mẹ để ở một thời gian miễm phí, ăn ngủ tự do và free. Gia đình cha mẹ không tránh khỏi bị xáo trộn. Tốn kém gia tăng, nhà cửa bừa bãi, bạn bè của con cái đến chơi.Bà mẹ thường là nạn nhân đầu tiên: dọn dẹp phòng ngủ cho con trẻ, nấu nướng, quét nhà, quét phòng, giặc rửa, rửa ly rửa chén tối ngày mà không bao giờ dám than phiền và la bọn nhỏ. Bọn nhỏ ỷ có mẹ nên ỷ y, cứ việc sống tự do theo ý họ. Lâu ngày, thì phải có đụng chạm, điện xẹt giữa cha mẹ và con.

Gia đình phong cầm (accordéon) có nghĩa là nhân số gia đình có lúc tăng có lúc giảm.

Kết luận

“Tạ cảm ơn nước mắt sầu tuôn chảy

Thấm qua từng ngõ ngách của con tim

Như dòng nước cuốn trôi bao vẩn đục

Để tâm hồn còn lại với bình yên”. (Thơ dịch ra Việt ngữ: ttk/Diễn Đàn Thơ Văn)

Merci la vie pour toutes les larmes pleurées. Elles sonts le témoin de racines profondes et nettoient l’âme./.

BS NguyenThuongChanh/nguoiphuongnam

---------------------

Đọc thêm

- RFA-Giáo dục con cái trong thời hiện đại

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/giaoduc-20040824.html

 - Thời Báo Canada-Khi con gái âm mưu giết cha mẹ

http://thoibao.com/khi-con-gai-am-muu-giet-cha-me/

- Nguyễn Thượng Chánh –Tuổi già trên đất lạ

http://vietbao.com/p117a226599/tuoi-gia-tren-dat-la

Huy Phương- Nước mắt chảy xuôi-Người già Việt ở phương Tây

http://tintuccaonien.com/docs/docs_1/1_2_128.htm

- Tâm sự tuổi già

http://saigonecho.info/main/doisong/suytudongdoi/22563-hiu-i.html

 - Video Nước mắt người già bên Viêt Nam

http://www.youtube.com/watch?v=YY7zUUqnv8U

- Maltraitances des ainés

http://maltraitanceaines.gouv.qc.ca/"gclid=CO2boOGky6QCFZJ95Qodox0LjA

Le Figaro-Le grand retour des jeunes adultes chez papa-maman

http://www.lefigaro.fr/conjoncture/2012/04/02/20002-20120402ARTFIG00431-le-grand-retour-des-jeunes-adultes-chez-papa-maman.php

- Parent abuse. The abuse of parents by their teenage children. Government of Canada

http://www.canadiancrc.com/PDFs/Parent_Abuse-Abuse_of_Parents_by_Their_Teenage_Children_2001.pdf

- Jean Pierre Robin-Le Figaro-Le grand retour des jeunes adultes chez Papa Maman

http://www.lefigaro.fr/conjoncture/2012/04/02/20002-20120402ARTFIG00431-le-grand-retour-des-jeunes-adultes-chez-papa-maman.php