1. Dạ dày của con người có thể làm tan lưỡi dao cạo
Đừng lo lắng nếu bạn lỡ nuốt phải lưỡi dao cạo.
Khoa học chứng minh rằng cơ thể con người mạnh mẽ hơn bạn tưởng. Sở dĩ là bởi axit trong dạ dày rơi vào khoảng 1.0 đến 2.0. Axit thường được xếp hạng từ 0 đến 14 – độ pH càng thấp thì axit càng mạnh. Trong một nghiên cứu được xuất bản của tạp chí Gastrointestial Endoscopy, các nhà khoa học phát hiện ra rằng phần “dày phía sau của lưỡi dao một cạnh” có thể tan ra trong vòng 2 tiếng bởi nồng độ axit của dạ dày.
2. Oxy của Trái đất thực chất sinh ra từ đại dương
Bạn đã bao giờ tò mò rằng oxy đến từ đâu chưa? Có thể ý nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu bạn là từ rừng mưa. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Theo Sở Hải Dương Quốc gia (Mỹ), không khí trong lành mà chúng ta hít thở hàng ngày thực chất đến từ những sinh vật phù du sống dưới biển. Tảo biển và những sinh vật quang hợp khác sản sinh ra hơn một nửa oxy trên thế giới.
3. Đám mây có thể nặng đến hàng triệu pound
Giấc mơ trôi bồng bềnh trên những đám mây nhẹ như bông thời thơ ấu của bạn hoàn toàn là phản khoa học. Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, cân nặng của một cụm mây trung bình rơi vào khoảng 1 triệu pound. Cân nặng này tương đương với một chiếc máy bay lớn nhất thế giới chất đầy hàng hóa và hành khách.
4. Chuối có tính phóng xạ
Chuối chứa Kali và bởi Kali có tính oxy hóa nhanh trong không khí khiến cho loại quả này có tính phóng xạ nhẹ. Nhưng khoan hãy lo lắng – bởi bạn cần ăn 10 triệu quả chuối cùng một lúc mới có thể chết bởi chất độc phóng xạ có trong chúng, theo Joe Schwarcz, Thạc sĩ Đại học McGill.
5. Nước nóng đông đá nhanh hơn nước lạnh
Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng thực chất lại vô cùng hợp lí. Hiệu ứng gây ra hiện này gọi là hiệu ứng Mpemba. Các nhà khoa học hiện nay tin rằng điều này là do vận tốc của các hạt nước có sự phân bố cụ thể trong khi chúng còn nóng. Điều này cho phép nước nóng dễ đóng băng hơn. Theo nghiên cứu của Đại học Carlos III Madrid, nếu phát hiện này là đúng, chúng có thể được áp dụng cho những việc làm hàng ngày như làm mát các thiết bị điện tử.
6. Đàn ông có khả năng mù màu cao hơn phụ nữ
Viện Mắt Quốc gia Mỹ giải thích rằng các gen gây ra loại mù màu phổ biến nhất được tìm thấy trên nhiễm sắc thể X. Ngay cả khi phụ nữ có một trong hai nhiễm sắc thể là X, thì một gen hoạt động bình thường sẽ bù đắp cho sự mất mát của gen X còn lại. Nếu nam giới chỉ thừa hưởng gen duy nhất trên nhiễm sắc thể X, họ sẽ bị mù màu.
7. Con người có khả năng sản sinh ra nọc độc
Mặc dù hiện tại con người chưa sản sinh ra nọc độc, nhưng về mặt kỹ thuật, chúng ta sở hữu khả năng này. Trên thực tế, tất cả các loài bò sát và động vật có vú đều có thể sản sinh ra nọc độc. Theo một bài báo đăng trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, chúng ta có mọi công cụ để thực hiện điều này, nhưng làm được hay không thì phải phụ thuộc vào quá trình tiến hóa của loài người.
Theo Khánh Linh / Trí thức trẻ/anle20