Ảnh minh họa: Pixabay.
Vạn bệnh tật đều do tâm mà ra, và tu dưỡng nội tâm cũng có thể chữa lành vạn bệnh tật. Khi mọi người mắc bệnh, thường là do tâm bất chính tạo thành. Nếu có thể giữ tâm thái đúng đắn, ngừng suy tưởng lung tung, ngừng theo đuổi ham muốn quá mức, thì căn nguyên của bệnh sẽ tự nhiên tiêu tan, chữa trị cũng có tác dụng, thậm chí đạt được hiệu quả chữa bệnh không cần thuốc và khỏi bệnh.
Trong cuốn “Tiêu tương lục” từng ghi lại câu chuyện như sau:
Vào những năm cuối thời Võ Tắc Thiên của triều đại nhà Đường, có một ông lão ở Ích Châu, Trung Quốc thường bán thuốc trong thành phố, và dùng tiền để giúp đỡ người nghèo. Ông lão không ăn mà chỉ uống một ít nước trong. Sau hơn một năm, người dân trong thành đều rất tin tưởng ông, hễ có bệnh mua thuốc của ông uống là khỏi.
Đôi khi ông lão đi bộ một mình ra bờ sông, nhìn chằm chằm vào khoảng không, có khi cả ngày ông không nói một lời. Mỗi khi gặp người quen, ông sẽ nói: “Toàn bộ thân thể của một người cũng giống như một đất nước. Tâm là hoàng đế; nội tạng cạnh bên tâm là các Bộ trưởng phụ trợ trong cung điện. Chín khiếu (huyệt vị) trên bề mặt của cơ thể là cận thần bên ngoài cung điện”.
Vậy nên, tâm có bệnh, bên trong bên ngoài cũng không cứu được. Chuyện này có gì khác với quân vương có hành vi sai trái mà thuộc hạ không sửa lại hắn được? Muốn cơ thể không bệnh tật, trước hết phải chỉnh đốn tâm ý, không để nó tùy tiện nghĩ bậy, khống chế những tư tưởng kiêu ngạo, không cho nó ham muốn quá mức, không làm cho nó mê muội hồ đồ. Như vậy, muốn khỏe mạnh thì tâm phải “không bệnh”.
Tâm không bị bệnh trước, sau đó cho dù nội tạng có bệnh cũng không khó khăn chữa nữa. Chín khiếu bên ngoài cơ thể sẽ không còn là nhân tố gây bệnh.
Trong bộ y kinh “Hoàng Đế Nội Kinh”, người xưa từ sớm đã vén mở những quy luật thân tâm đơn giản như: “Vui quá làm tổn thương tim“, vui mừng quá độ thường thì không còn chút sức lực. “Giận tổn thương gan“, “giận thì khí sôi trào lên“. “Buồn thì hại phổi“, “buồn thì tinh thần sa sút“, khóc đến bi thương cực độ, con người ta sẽ bị sốc choáng. “Lo nghĩ nhiều tổn thương lá lách“, “nghĩ nhiều thì khí ứ đọng“. Hay như: “Lo sợ thì hại thận“, “lo sợ thì khí huyết tụt giảm“.
Chữa bệnh cũng giống như trị quốc. Thường có người tâm không khởi được tác dụng của tâm, tạng phủ không khởi được tác dụng của tạng phủ, khiến 9 khiếu trên thân thể đều bất chính, không theo đúng quỹ đạo. Nếu vậy ngay cả thầy giỏi thuốc tốt cũng không chữa được. Cho nên muốn phòng bệnh, trước tiên phải chính tâm, tâm chính rồi mới có thể mở rộng năng lượng tích cực sang nội tạng, khiến cơ thể tăng cường chính khí, đẩy lùi tà khí và tiêu tán những năng lượng tiêu cực
dkn.tv