http://khosachnoi.com.vn/sach-noi/194/sach-noi-online---ton-tu-binh-phap---36-ke.html
https://www.youtube.com/watch?v=ze2fsFgYz_A&list=PL73FDF11B21426867
Binh pháp Tôn Tử không chỉ đơn thuần là một tác phẩm quân sự mà còn chứa đựng tư tưởng vĩ đại nhất so với các tác phẩm cùng thời. Cuốn sách nhấn mạnh vai trò của kiến thức trong việc đạt chiến thắng cũng như vũ khí chính là năng lực đã có sẵn trong thế giới tự nhiên và con người.
Tác giả
Tôn tử cũng sống tại miền Bắc Trung Quốc như Lão Tử. Ông là nhà chiến lược quân sự lỗi lạc cuối thời Xuân Thu chiến quốc. Người đời biết đến tên ông là Tôn Tử.
Tôn Tử binh pháp là tác phẩm ghi lại những tư tưởng của ông về nghệ thuật sinh tồn và cách để đạt sự thành công trọn vẹn. Trong suốt thời gian dài, tư tưởng đó chỉ được truyền miệng. Về sau mới được viết lên thẻ tre và cuối cùng là in thành sách.
Việc đề cập đến các khía cạnh cá nhân bao gồm kiến thức, tính cách và sự hòa hợp với Đạo (năng lượng của vũ trụ) chính là lý do tại sao tác phẩm trở thành bất hủ.
Phải mất một thời gian dài để người Châu Âu có thể hoàn toàn nhìn nhận Tôn Tử Binh pháp. Điều này một phần do chính tác phẩm cũng thật khó hiểu do trình tự sắp xếp các ý tưởng của tác giả.
Tuy nhiên rất nhiều nhân vật lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử với những thành công của họ đã chứng minh chiến lược của Tôn Tử hoàn toàn là đúng đắn. Một trong những tên tuổi đứng đầu là Tào Tháo, người thống nhất Trung Hoa và có tầm ảnh hưởng lớn đến Mao Trạch Đông sau này.
Mặc dù ngày nay, chúng ta chỉ đối mặt với những tình huống mang tính đời thường hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống nhưng nghệ thuật dùng trong thời chiến của Tôn Tử vẫn áp dụng được. Cuốn sách này được các doanh nhân mang theo bên mình nhiều không kém những vị chỉ huy quân sự hay chính trị gia.
Nội dung cuốn sách:
Chiến thắng mà không cần tấn công
“Bách chiến bách thắng chưa phải là thượng sách. Chiến thắng mà không cần phải đánh nhau mới là thượng sách.” Trích trong Binh pháp Tôn Tử. Vị tướng tài cho rằng giải quyết bằng động thủ không phải là cách duy nhất để dành chiến thắng. Đây chính là cái nhìn toàn cục.
Chinh phục được kẻ thù mà vẫn hạn chế tối đa bạo lực và tàn phá, sao cho tránh thiệt hại các bên tham chiến.
Ngày nay, chúng ta gọi đó là cả hai cùng thắng. Chúng ta không chỉ thắng ai đó trong cuộc tranh luận mà còn khiến cho họ tự nguyện đứng về phía mình. Ngược lại, nếu chúng ta quá coi trọng thắng thua, chúng ta tất sẽ trở thành nô lệ của chiến tranh và bạo lực.
Giờ đây chúng ta có thể không phải tham gia vào cuộc chiến tranh nào nữa, nhưng cũng có lúc rơi vào tình huống tranh cãi. Cách tốt nhất để đối mặt với mâu thuẫn là giữ một thái độ khách quan. Binh pháp Tôn Tử nói rằng nóng giận ắt sẽ chuốc lấy thất bại. Nóng giận gây ra tranh cãi, thậm chí là làm tổn thương lẫn nhau.
Trong khi đó, kiềm chế và bình tĩnh không chỉ giải quyết được mâu thuẫn mà còn giúp bạn ở thế thượng phong.
Triết lý lãnh đạo chính là triết lý về nhân cách
Theo Tôn Tử, một nhà lãnh đạo không chỉ cần kiểm soát thế giới bên ngoài mà còn phải thấu hiểu bản thân. Muốn trở thành bất khả chiến bại, bạn phải tin rằng mình có thể cho dù nhiều người không nghĩ vậy.
Chiến thắng trọn vẹn chỉ dành cho những người không ngừng nuôi dưỡng cái đẹp và sự hoàn thiện. Nó không dành cho những kẻ chỉ biết ganh ghét và đua tranh. Chúng ta khó có thể điều khiển người khác nhưng hãy cứ nuôi dưỡng nhân cách, củng cố kiến thức và phát huy khả năng quan sát rồi sẽ đến lúc trở nên bất khả chiến bại.
Donald Krause, tác giả cuốn sách: “Áp dụng Tôn Tử Binh pháp cho quản lý” nhấn mạnh rằng triết lý lãnh đạo của Tôn Tử chính là triết lý về nhân cách. Người nào có tính cách tốt, luôn ý thức trau dồi bản thân, tự nhiên sẽ trở thành lãnh đạo. Bởi vì trước ý chí kiên cường, tất cả đều thần phục.
Tầm nhìn
Người có cái nhìn hạn hẹp hơn luôn là kẻ thất bại, người yếu thế. Mở rộng tầm nhìn là bổ sung thông tin có thể giúp bản thân nhìn nhận, đánh giá chính xác hơn về tổng thể vấn đề. Người không biết nhìn xa trông rộng thường bị tác động bởi nỗi sợ hãi. Ngược lại, người có tầm nhìn luôn có cách tháo gỡ vướng mắc để theo đuổi mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, cuốn sách còn mang đến cho xã hội đương đại một lời khuyên hữu ích và giá trị. Đừng nên chỉ hành động theo đức tin hay giáo điều mà phải dựa trên các kênh thông tin thu thập được từ tình huống hay khoảng khắc đó để nắm bắt tốt hơn tình huống. Hãy luôn thử thách trí khôn ngoan.
Bậc thầy nắm bắt thời cuộc
Khả năng nhìn nhận và quan sát sự việc đang diễn ra sẽ cho ta kỹ năng đi đúng hướng, chớp đúng thời cơ. Bởi vì khi chúng ta có thể nhìn bao quát sự vật, hiện tượng và có lòng kiên nhẫn, chúng ta sẽ là bậc thầy nắm bắt thời cuộc. Hãy giữ và thu nạp những thói quen tốt vì chúng có thể rèn luyện được cách đánh giá tình huống chính xác.
Chiến lược mà Tôn Tử đưa ra là xây dựng lực lượng đánh nhan, rút gọn vì như vậy quân đội sẽ linh hoạt và không bị trì trệ. Người chỉ huy tài ba phải luôn nhanh nhạy và quyết đoán. Sau đây là một số yếu tố cần có thêm ở một người chỉ huy giỏi:
- Làm chủ tình hình trận chiến thay vì chỉ biết chống đỡ.
- Để đạt được mục tiêu, cần cư xử hòa nhã, không kiêu căng.
- Hãy để cho kẻ thù giương giương tự đắc vì chúng sẽ gặp thất bại bởi chính sự kiêu căng và ngạo mạn đó.
- Linh hoạt thoắt ẩn thoắt hiện và quyết tâm thành công chứ đừng chỉ mơ ước.
- Bậc thầy giải quyết rắc rối, lộn xộn.
- Giữ vững lập trường ở một số thời điểm quan trọng cũng như linh hoạt khi rơi vào thế khó.
- Luyện tập kỹ thuật che mắt đối phương. Có nghĩa là: để cho đối thủ thấy cái mà họ muốn.
- Nâng cao tinh thần đoàn kết trong tổ chức để mọi thành viên đồng tâm hiệp lực chiến đấu.
(sưu tầm)
Tôn Tử binh pháp là tác phẩm ghi lại những tư tưởng của ông về nghệ thuật sinh tồn và cách để đạt sự thành công trọn vẹn. Trong suốt thời gian dài, tư tưởng đó chỉ được truyền miệng. Về sau mới được viết lên thẻ tre và cuối cùng là in thành sách.
Việc đề cập đến các khía cạnh cá nhân bao gồm kiến thức, tính cách và sự hòa hợp với Đạo (năng lượng của vũ trụ) chính là lý do tại sao tác phẩm trở thành bất hủ.
Phải mất một thời gian dài để người Châu Âu có thể hoàn toàn nhìn nhận Tôn Tử Binh pháp. Điều này một phần do chính tác phẩm cũng thật khó hiểu do trình tự sắp xếp các ý tưởng của tác giả.
Tuy nhiên rất nhiều nhân vật lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử với những thành công của họ đã chứng minh chiến lược của Tôn Tử hoàn toàn là đúng đắn. Một trong những tên tuổi đứng đầu là Tào Tháo, người thống nhất Trung Hoa và có tầm ảnh hưởng lớn đến Mao Trạch Đông sau này.
Mặc dù ngày nay, chúng ta chỉ đối mặt với những tình huống mang tính đời thường hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống nhưng nghệ thuật dùng trong thời chiến của Tôn Tử vẫn áp dụng được. Cuốn sách này được các doanh nhân mang theo bên mình nhiều không kém những vị chỉ huy quân sự hay chính trị gia.
Nội dung cuốn sách:
Chiến thắng mà không cần tấn công
“Bách chiến bách thắng chưa phải là thượng sách. Chiến thắng mà không cần phải đánh nhau mới là thượng sách.” Trích trong Binh pháp Tôn Tử. Vị tướng tài cho rằng giải quyết bằng động thủ không phải là cách duy nhất để dành chiến thắng. Đây chính là cái nhìn toàn cục.
Chinh phục được kẻ thù mà vẫn hạn chế tối đa bạo lực và tàn phá, sao cho tránh thiệt hại các bên tham chiến.
Ngày nay, chúng ta gọi đó là cả hai cùng thắng. Chúng ta không chỉ thắng ai đó trong cuộc tranh luận mà còn khiến cho họ tự nguyện đứng về phía mình. Ngược lại, nếu chúng ta quá coi trọng thắng thua, chúng ta tất sẽ trở thành nô lệ của chiến tranh và bạo lực.
Giờ đây chúng ta có thể không phải tham gia vào cuộc chiến tranh nào nữa, nhưng cũng có lúc rơi vào tình huống tranh cãi. Cách tốt nhất để đối mặt với mâu thuẫn là giữ một thái độ khách quan. Binh pháp Tôn Tử nói rằng nóng giận ắt sẽ chuốc lấy thất bại. Nóng giận gây ra tranh cãi, thậm chí là làm tổn thương lẫn nhau.
Trong khi đó, kiềm chế và bình tĩnh không chỉ giải quyết được mâu thuẫn mà còn giúp bạn ở thế thượng phong.
Triết lý lãnh đạo chính là triết lý về nhân cách
Theo Tôn Tử, một nhà lãnh đạo không chỉ cần kiểm soát thế giới bên ngoài mà còn phải thấu hiểu bản thân. Muốn trở thành bất khả chiến bại, bạn phải tin rằng mình có thể cho dù nhiều người không nghĩ vậy.
Chiến thắng trọn vẹn chỉ dành cho những người không ngừng nuôi dưỡng cái đẹp và sự hoàn thiện. Nó không dành cho những kẻ chỉ biết ganh ghét và đua tranh. Chúng ta khó có thể điều khiển người khác nhưng hãy cứ nuôi dưỡng nhân cách, củng cố kiến thức và phát huy khả năng quan sát rồi sẽ đến lúc trở nên bất khả chiến bại.
Donald Krause, tác giả cuốn sách: “Áp dụng Tôn Tử Binh pháp cho quản lý” nhấn mạnh rằng triết lý lãnh đạo của Tôn Tử chính là triết lý về nhân cách. Người nào có tính cách tốt, luôn ý thức trau dồi bản thân, tự nhiên sẽ trở thành lãnh đạo. Bởi vì trước ý chí kiên cường, tất cả đều thần phục.
Tầm nhìn
Người có cái nhìn hạn hẹp hơn luôn là kẻ thất bại, người yếu thế. Mở rộng tầm nhìn là bổ sung thông tin có thể giúp bản thân nhìn nhận, đánh giá chính xác hơn về tổng thể vấn đề. Người không biết nhìn xa trông rộng thường bị tác động bởi nỗi sợ hãi. Ngược lại, người có tầm nhìn luôn có cách tháo gỡ vướng mắc để theo đuổi mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, cuốn sách còn mang đến cho xã hội đương đại một lời khuyên hữu ích và giá trị. Đừng nên chỉ hành động theo đức tin hay giáo điều mà phải dựa trên các kênh thông tin thu thập được từ tình huống hay khoảng khắc đó để nắm bắt tốt hơn tình huống. Hãy luôn thử thách trí khôn ngoan.
Bậc thầy nắm bắt thời cuộc
Khả năng nhìn nhận và quan sát sự việc đang diễn ra sẽ cho ta kỹ năng đi đúng hướng, chớp đúng thời cơ. Bởi vì khi chúng ta có thể nhìn bao quát sự vật, hiện tượng và có lòng kiên nhẫn, chúng ta sẽ là bậc thầy nắm bắt thời cuộc. Hãy giữ và thu nạp những thói quen tốt vì chúng có thể rèn luyện được cách đánh giá tình huống chính xác.
Chiến lược mà Tôn Tử đưa ra là xây dựng lực lượng đánh nhan, rút gọn vì như vậy quân đội sẽ linh hoạt và không bị trì trệ. Người chỉ huy tài ba phải luôn nhanh nhạy và quyết đoán. Sau đây là một số yếu tố cần có thêm ở một người chỉ huy giỏi:
- Làm chủ tình hình trận chiến thay vì chỉ biết chống đỡ.
- Để đạt được mục tiêu, cần cư xử hòa nhã, không kiêu căng.
- Hãy để cho kẻ thù giương giương tự đắc vì chúng sẽ gặp thất bại bởi chính sự kiêu căng và ngạo mạn đó.
- Linh hoạt thoắt ẩn thoắt hiện và quyết tâm thành công chứ đừng chỉ mơ ước.
- Bậc thầy giải quyết rắc rối, lộn xộn.
- Giữ vững lập trường ở một số thời điểm quan trọng cũng như linh hoạt khi rơi vào thế khó.
- Luyện tập kỹ thuật che mắt đối phương. Có nghĩa là: để cho đối thủ thấy cái mà họ muốn.
- Nâng cao tinh thần đoàn kết trong tổ chức để mọi thành viên đồng tâm hiệp lực chiến đấu.
(sưu tầm)